2020-05-03 14:07:33

Máy thở, tức phổi nhân tạo, đang cứu mạng sống từ hơn 90 năm rồi. Cần biết gì về nó

Eliza Dolecka

30-04-2020

Các máy thở đầu tiên được dùng để giúp các bệnh nhân bị bại liệt (polio). Các máy hiện đại giờ là niềm hy vọng cuối của các bệnh nhân COVID-19, nhưng không chỉ cho bệnh này. Khi nào người ta còn dùng nó? Có mấy loại? Nguyên tắc làm việc ra sao và tại sao nó quan trọng cho bệnh nhân nặng?

Có các máy thở ở gia đình, vận chuyển, xách tay, cố định – chúng khác nhau về giá và nơi dùng. Một số dùng tốt trong xe cấp cứu, số khác trong phòng mổ. Tất cả thực hiện cùng một công việc: giúp việc thở. Do vậy có khi nó được gọi là phổi nhân tạo.

Máy thở cho phép duy trì chức năng sống cơ bản. Nó cho người bệnh sống được đến khi thuốc sử dụng hay các biện pháp chữa khác phục hồi chức năng suy yếu của phổi hay hệ miễn dịch tự mình thắng mối đe dọa (như trường hợp COVID-19).

Nó trước hết là một thiết bị trợ giúp hoặc thay thế phổi ở các bệnh nhân suy hô hấp do bệnh hay tai nạn (ví dụ khi tai nạn giao thông), nhưng không chỉ vậy. Nó được dùng phổ biến khi gây mê, nhất là khi gây mê toàn thân (narkoza). Khi ca mổ kéo dài, phải cho ống chuyên dùng vào đến phế quản (tchawica)để thông đường thở, và dùng hô hấp thay thế bằng máy thở nói trên (respirator).

Đầu tiên phổi nhân tạo bằng sắt

Người ta cho là tiền thân của máy thở hiện đại là do ông Leonardo da Vinci tạo ra, còn việc mô tả thiết bị có thể thay bắp cơ làm việc thở là do người cha của môn giải phẫu học, ông Andreas Vesalius làm. Tuy nhiên các thiết bị được dùng thực tế lần đầu là vào thế kỷ XX. Nó do các nhà bác học Mỹ tạo ra: giáo sư Philip Drinker (kỹ sư, chuyên gia về vệ sinh) và ông Louis Agassiz Shaw.

Bức ảnh nổi tiếng "quan tài cho người bệnh bại liệt - sarkofag dla chorych na polio" trong thực tế trình bày phổi nhân tạo, đầu tiên nó làm bằng sắt. Thiết bị trông giống một hòm kim loại to, có nắp. Bệnh nhân nằm bên trong, chỉ thò đầu ra ngoài. Máy thở kín nhờ chiếc gioăng đặc biệt ép sát vào cổ người bệnh. Bên trong được cho không khí vào (nhờ ống như của máy hút bụi), tạo ra việc hít vào và thở ra nhờ sức ép. Dù trông thì khó tưởng tượng nổi nhưng các bệnh nhân được cứu bằng cách ấy đôi khi sống qua được nhiều năm.

Các lá phổi thép đầu tiên được dùng vào tháng mười năm 1928 cho một bệnh nhân mắc bệnh Heine-Medina (một tên khác của bệnh bại liệt). Thiết bị này tuy nhiên được Frederick B. Snite jr, con trai một tài phiệt đường sắt Mỹ quảng cáo. Vào năm 1936 ông này mắc bệnh bại liệt ở Bắc Kinh, khi đó chàng trai mới 26 tuổi, lúc đó không tự thở được này được chở về Mỹ bằng máy thở đó. Anh ta sống tiếp được bằng máy này tiếp được 18 năm. Tuy nhiên anh ta đã cố gắng sống „bình thường” trong điều kiện có thể: tham gia các cuộc thi đánh brydż, đấu tranh đòi quyền được dùng máy thở cho các người Mỹ nghèo và làm từ thiện.

Máy thở hiện đại hoạt động ra sao?

Chắc chắn nhất là dịch bại liệt ở châu Âu vào những năm 50 của thế kỷ trước đã thúc đẩy việc chế tạo các máy thở mới. Vào năm 1955 ở Copenhage chỉ có vài máy, mà số người cần là hàng trăm. Giải pháp tạm được áp dụng là bơm không khí trực tiếp vào phổi (từ túi có ống đưa vào đường hô hấp). Đáng tiếc là phải làm việc ấy bằng tay. Nhiều khi y tá và sinh viên y phải ngồi hàng tuần bằng cách ấy để duy trì cuộc sống cho người bệnh. Mãi đến khi có các thiết bị tự động và chạy điện, việc gây mê và cấp cứu hồi sức mới được cách mạng hóa.

Các máy thở hiện đại cho phép bơm khí thở vào phổi qua ống, hay chữa bệnh bằng hóa chất qua đường thở - tracheostomijna (đặt lâu trong phế quản, sau khi mổ mở thành trước phế quản). Mọi chức năng của thiết bị được kiểm tra điện tử thông qua các vi mạch.

Bản thân sơ đồ nguyên lý của máy không có vẻ phức tạp lắm. Nó chỉ đóng mở vài chiếc van (van thở ra bị đóng khi hít vào, van hít vào được đóng khi thở ra), bộ nguồn, các bộ lọc hỗ trợ và hệ thống làm ẩm khí đưa vào phổi. Số đo từ các bộ cảm biến được hiển thị lên màn hình sẽ quyết định bật báo động khi cần.

QV
Nguồn: https://www.msn.com/pl-pl/wiadomosci/nauka-i-technika/respirator-czyli-sztuczne-płuco-ratuje-ludzi-od-ponad-90-lat-to-warto-o-nim-wiedzieć/ar-BB13mpZ9?MSCC=1588424931&ocid=spartandhp

Sửa lần cuối 2020-05-03 12:07:17

Bình luận

Bình luận qua Facebook