2021-04-08 11:28:01

Tứ trụ của Việt Nam

Tác giả: Piotr Gadzinowski


Tân thủ tướng VN Phạm Minh Chính

Quốc hội Việt Nam đã bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong phiên họp hôm thứ 2.

Thủ tướng Chính phủ sắp mãn nhiệm Nguyễn Xuân Phúc từ chức và được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông đã thay thế Nguyễn Phú Trọng, đương kim tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và là người được Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào tháng Giêng tin tưởng giao làm chủ tịch nước Việt Nam cho đến khi Quốc hội họp.

Chủ tịch mới Nguyễn Xuân Phúc, đã tiến cử Phạm Minh Chính chức vụ Thủ tướng Chính phủ.

Sau đề nghị của chủ tịch nước, đã có 96 phần trăm đại biểu Quốc hội bỏ phiếu ủng hộ và đề cử ông Phạm Minh Chính.

Cũng trong phiên họp hôm thứ 2, Quốc hội Việt Nam đã bầu ra chủ tịch mới của Minh. Ông Vương Đình Huệ trở thành Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Như vậy, quá trình hình thành các cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam do đại hội của Đảng Cộng sản Việt nam khởi xướng từ tháng 1 đã kết thúc. Hiện tại, các cơ quan này được đại diện bởi bốn chính trị gia. Rất đáng để làm quen với họ, vì họ sẽ lãnh đạo quốc gia đang phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Thủ tướng Phạm Minh Chính 62 tuổi. Ông là một tiến sĩ luật, kỹ sư xây dựng và có học hàm giáo sư. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong mười năm. Trước đây, ông làm việc trong bộ máy đảng và bộ Công an. Ông từng là thứ trưởng, mang quân hàm cấp tướng. Ông nổi danh với tư cách là một người đổi mới của Tỉnh Quảng Ninh. Nơi được biết nhiều ở Ba Lan với Vịnh Hạ Long xinh đẹp. Giáo sư Phạm Minh Chính là Bí thư đảng Cộng sản của tỉnh này. Ông đã thực hiện nhiều cải cách hành chính ở Quảng Ninh nhằm đơn giản hóa hệ thống quản trị của tỉnh. Nhiều rào cản quan liêu đối với các doanh nghiệp địa phương cũng được dỡ bỏ, dẫn đến sự phát triển vượt bậc về kinh tế của tỉnh. Ngày nay, các tỉnh khác cũng đang tiến hành các giải pháp tương tự. Và nhiều người Việt Nam hy vọng rằng tân thủ tướng cũng sẽ cải cách hệ thống tập quyền ở cấp trung ương.

.Ông Nguyễn Xuân Phúc, 67 tuổi, trở thành chủ tịch nước Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020 trước đó, ông là thủ tướng của Việt Nam. Chính trong thời của ông, Việt Nam được mệnh danh là “con hổ kinh tế” của khu vực và là đầu tàu chính trị của các nước ASEAN. Trong thời kì dịch bệnh COVID19, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã ngăn chặn thành công đại dịch và hạn chế triệt để sự lây lan của virus, khơi dậy sự ngưỡng mộ của các nước láng giềng Châu Á.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được đánh giá cao về các hoạt động trên trường quốc tế. Ông đã đưa Việt Nam thành công trong việc ký hiệp định thương mại tự do cực kỳ quan trọng với Liên minh Châu Âu / EVFTA / cũng như hiệp định RCEP. Về thương mại tự do của các nước ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Có lẽ những thành công và kinh nghiệm trên chính trường quốc tế sẽ hữu ích cho ông trong công việc của mình trên cương vị chủ tịch nước.

Giáo sư Vương Đình Huệ, 64 tuổi, trở thành Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Trước đó, ông là giảng viên Học viện Tài chính Kế toán Hà Nội và đảm nhiệm nhiều chức vụ trong các cơ quan liên quan đến tài chính của Chính phủ Việt Nam. Ông từng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chủ nhiệm Ban Kinh tế Trung ương. Ông từng là Phó thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính và Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ông nổi tiếng là một nhà kỹ trị và lập pháp hiệu quả.

Ông Nguyễn Phú Trọng, 76 tuổi, được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Giêng năm nay. Ông là người đứng đầu nền chính trị Việt Nam.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1968. Ông từng học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội và Học viện Khoa học Liên Xô. Năm 2011, ông được bầu làm tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2015, trong cuộc gặp của ông với Tổng thống Mỹ Barack Obama, một thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương đã được ký kết giữa hai nước. Trong nhiều năm, ông cũng được người Việt Nam đánh giá cao trong chiến dịch chống tham nhũng nhất quán. Kết quả là, nhiều quan chức cấp cao của đảng và nhà nước, trước đây bị coi là không thể bị trừng phạt, đã mất chức và thậm chí bị bỏ tù.

Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Ba Lan trong khu vực Đông Nam Á. Một đất nước có truyền thống thân thiện với chúng ta. Hiện có hàng chục nghìn công dân Việt Nam đang sinh sống tại Ba Lan. Ngày càng càng có nhiều người Ba Lan làm việc và định cư tại Việt Nam.

Đó là lý do tại sao cần biết những đại diện quan trọng nhất của chính quyền một quốc gia gần gũi và hữu nghị với chúng ta.

Xuân Nguyên chuyển ngữ
Nguồn: https://trybuna.info/swiat/cztery-filary-wietnamu/

Sửa lần cuối 2021-04-08 09:28:01

Bình luận

Bình luận qua Facebook