Năm nay Lễ Phục Sinh rơi vào ngày 21-4. Tại sao Lễ Phục Sinh mỗi năm lại rơi vào một ngày khác nhau? Tại sao nó là ngày không cố định như lễ Giáng Sinh?
Mọi thứ phụ thuộc vào ngày mặt trăng tròn (ngày rằm) lần đầu tiên sau ngày 20 hoặc 21/3, khi tia nắng mặt trời chiếu vuông góc với đường xích đạo và từ lúc ấy Bắc Cực bắt đầu gần mặt trời hơn Nam Cực (równonoc wiosenna). Nó liên quan đến ngày Lễ Vượt Qua (hay Lễ Quá Hải, tiếng Anh: Passover) của người Do Thái.
Việc ngày lễ Phục Sinh không là ngày cố định liên quan trực tiếp với ngày Lễ Vượt Qua của người Do Thái – theo các sứ giả Łukasz, Marek và Mateusz thì chúa Giêsu bị đóng lên thánh giá sau ngày Lễ Vượt Qua. Ngày lễ này lại rơi vào một ngày trước ngày rằm đầu tiên sau ngày 20 hoặc 21/3. Vị thánh Jan lại khẳng định là chúa Giêsu bị đóng lên thánh giá chính vào ngày Lễ Vượt Qua. Công đồng Nicea I (thường được coi là Công đồng toàn thể đầu tiên của Kitô giáo) vào năm 325 đã quyết định lấy ngày chủ nhật đầu tiên sau ngày rằm (trăng tròn) sau hôm 20 (hay 21/3) mỗi năm. Vì thế khoảng thời gian Lễ Phục Sinh rơi vào có thể sai khác nhau đến bốn tuần lễ: sớm nhất có thể rơi vào ngày 22-3 và muộn nhất là ngày 25-4.
Lại có các ngày lễ khác phụ thuộc vào ngày của chính Lễ Phục Sinh, đó là:
- Lễ Thăng Thiên (hoặc Lễ Chúa Giêsu Lên Trời) là một ngày lễ Kitô giáo được cử hành sau Lễ Phục Sinh 40 ngày (tính từ Chúa Nhật Phục Sinh – tiếng Ba Lan: Wniebowstąpienie)
- Lễ Giáng xuống (lễ Hạ trần) là một ngày lễ của Kitô giáo được cử hành vào ngày thứ 50 bắt đầu từ ngày lễ Phục Sinh (tiếng Ba Lan: Zesłanie Ducha Świętego)
- Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô cử hành sau lễ Phục Sinh 60 ngày (tiếng Ba Lan: Boże Ciało).
Trứng và con cừu con tượng trưng cho cái gì?
Lễ Phục Sinh trong tuyền thống của Ki tô giáo là ngày lễ quan trọng nhất – mừng Chúa sống lại. Do vậy nó tràn đầy niềm vui và sự bừng tỉnh của mọi thứ của cuộc sống sau một mùa đông dài. Trứng là biểu tượng của việc xuất hiện một cuộc sống mới và sự chiến thắng cái chết – khi chú gà con mổ thủng vỏ để đi ra ngoài. Con cừu nhỏ gắn với lời dạy của Kinh Cựu ước, theo đó nó là con vật được dâng cho Chúa và cũng là yếu tố quan trọng của ngày Lễ Vượt Qua. Lá cờ đỏ nhỏ với thánh giá trên cổ chú cừu là tượng trưng của chúa Giêsu chiến thắng.
Bình luận