2016-07-30 12:17:23

Ăn thực phẩm sau khi hết hạn


Theo một nguyên tắc chung thì các thực phẩm rất mặn (như dưa chuột muối), ngọt (như mật ong hay mứt quả), thức ăn lên men (như bắp cải muối) hay khô (như bánh quy) là các thực phẩm có độ nguy hiểm thấp và có thể còn ăn được sau khi để lâu.

Đã có bao giờ sau khi mở tủ lạnh, bạn thấy thức ăn để trong đó có mùi chưa? Khi đó có một số thức phẩm đã để quá hạn. Nhưng liệu ăn các thức ăn quá hạn có hại cho cơ thể không? Các chuyên gia cảnh báo – bạn nên theo đúng nguyên tắc là không ăn thức ăn đã quá, nhất là khi bạn là phụ nữ đang mang thai, người già hay đang ốm. Cũng không bao giờ cho trẻ con ăn loại thức ăn này. Nhớ kiểm tra hạn thực phẩm khi mua trong cửa hàng, bạn nên theo nguyên lý trên nhưng cũng không nên thái quá. Hạn cho thực phẩm là một thứ không thể thiếu trong một xã hội văn minh và thật ngu nếu không tuân thủ nó. Nhưng dùng các thực phẩm trước khi hết hạn chỉ có nghĩa là khi đó ta ăn ngon miệng nhất. Nó không có nghĩa là ăn thực phẩm sau hạn là nguy hiểm. Vậy trong số vô vàn thông tin đó, khi nào ta có thể chắc chắn là ăn an toàn hay không? Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản, đảm bảo an toàn cho chúng ta trong bếp.

Bánh quy có thể mềm hơn sau khi hết thời hạn, nhưng ăn hoàn toàn không nguy hiểm. Vì sao như vậy? Ấy là do có năm cách loại vi khuẩn để đảm bảo thời hạn sử dụng cho thực phẩm:

Thứ nhất - dưa chuột muối hay ngâm dấm có thời hạn bảo quản lâu. Các đồ muối chua có giá trị cao, giàu vitamin C và axit lac-tic. Chất cuối này có ảnh hưởng tốt đến tiêu hóa. Dấm có thể giữ dưa chuột, nấm, thịt, rau và ớt lâu. Tuy nhiên không nên ăn chúng quá nhiều, vì dấm làm hại hồng cầu. Không nên cho trẻ em và những người đang ở trạng thái hồi phục sau bệnh ăn.

Thứ hai - lượng đường lớn trong thực phẩm có thể đóng vai trò chất bảo quản, vì vậy các thực phẩm rất ngọt như kẹo có thể ăn rất lâu sau khi hết hạn.

Thứ ba - quá trình lên men bảo quản thực phẩm rất tốt. Đúng như các phương pháp truyền thống trong dân gian như muối, làm khô thịt và cá.

Thứ tư – các loại salami của Ý không chứa nước có thể để đến một năm, vì nó càng ngày càng khô theo thời gian mà vẫn ăn tốt.

Cuối cùng - nấu kỹ thực phẩm loại đi phần lớn vi khuẩn vì chúng không chịu nhiệt độ cao quá lâu. Cái này thì nhiều người nghĩ sai: việc rửa thịt dưới vòi nước không có tác dụng gì với các vi khuẩn có ở xung quanh.

- Các loại phó mát cứng như cheddar nếu bên ngoài có mốc ta có thể gọt đi và phần bên trong vẫn ăn được. Bánh mỳ cũng vậy.

- Trứng để lâu thì không ăn được ở dạng trứng tráng, ôp-let hay luộc mềm. Ngược lại, có thể dùng nó nếu luộc thật chín, hay cho làm bánh.

- Sữa chua quá có thể dùng làm bánh tráng (naleśniki). Nấu sôi sữa sẽ diệt hết mọi loại vi khuẩn chứa trong nó.

- Không bao giờ được ăn tất cả các loại thịt sau hạn dùng. Thịt gà và lợn là nguồn gây ngộ độc thực phẩm lớn nhất.

- Các đồ ăn sẵn và bánh kẹp có thể nguy hiểm không phụ thuộc gì vào hạn ghi trên đó cả.

- Làm nóng đồ ăn bằng lò vi sóng không an toàn như ta dùng lò nướng, vì lò vi sóng làm nóng thực phẩm không đều.

NHV (theo Onet.pl)

Sửa lần cuối 2016-07-30 10:19:23

Bình luận

Bình luận qua Facebook