Lê Hoài Phương
HAI NỬA
Tác giả: Lê Hoài Phương
Ta lại về với quê mẹ Thanh Chương
Nắng tháng năm sao mà thương đến lạ
Cong vần thơ nối đôi bờ sông Cả
Chiều Lam Giang hối hả những câu hò.
Ví - Dặm ân tình thao thiết tận nơi mô
Khứa vào tim… lời gừng cay muối mặn
Thương câu ca dao một đời lận đận
Giận mà thương... thương mà giận... hỡi người.
Buổi tương phùng dốc cạn chén ly bôi
Gửi bạn bè bao ánh nhìn trìu mến
Gọi ấu thơ về trong từng câu chuyện
Phút chia tay lưu luyến mãi không rời.
Tạm biệt Mẹ vai áo bạc một đời
Núi Tháp Bút nghiêng mình soi nhân thế
Ta bôn ba giữa cuộc người dâu bể
Cũng chẳng thể nào qua nổi khúc dân ca.
Quê hương ta là máu là hoa
Là Mẹ, là Cha, là anh em trai gái
Là cuống rốn mẹ phơi thời non dại
Là quá khứ xa rồi luôn giữ - gọi... ngày mai.
Ta bây giờ nỗi nhớ cứ chia hai
Nửa xứ Nghệ thân thương nửa ân tình Đất Tổ
Duyên trời ban mà hai quê thương nhớ
Để suốt đời với hai nửa rưng rưng …
LHP
Ngọc Lan
Lời
bình: Ngọc Lan
Mỗi người sinh ra đều có một quê hương, nơi đó có thể là một làng quê trù phú
bên dòng sông thơ mộng, có thể là một bản làng hẻo lánh xa xôi, hay một góc phố
rêu phong cổ kính...Dù ở đâu thì quê hương luôn để lại những kỷ niệm sâu sắc
nhất ăn sâu vào tiềm thức là hành trang theo ta suốt năm tháng cuộc đời. Đó có
lẽ cũng là tâm sự, là nỗi nhớ cháy bỏng da diết mà Lê Hoài Phương (LHP) đã gửi
gắm qua bài thơ HAI NỬA của mình.
Mở đầu bài thơ tác
giả đã giới thiệu về quê mình nơi miền Trung trong những ngày tháng năm đầy
nắng. Tôi đã qua quê em vào một buổi trưa hè và nhớ mãi hình ảnh bà mẹ khoác áo
tơi để che bớt cái nắng nóng giữa trưa hè rát bỏng:
"Ta lại về với quê mẹ Thanh Chương
Nắng tháng năm sao mà thương đến lạ
Cong vần thơ nối đôi bờ sông Cả
Chiều Lam Giang hối hả những câu hò…"
Nói tới Xứ Nghệ chắc ai cũng biết cái nắng như thiêu như đốt, cái nắng cháy da cháy thịt, cái gió Lào khô rang, khô đến nỗi cong cả một vần thơ... từ Cong là một tính từ nhưng tác giả đã đặt nó ở một vị trí đầu câu để hoán đổi thành một động từ. Tác giả đã cho nó một sức nặng như một thứ có thể hiện hữu chứ ko phải vô hình chỉ là một câu thơ. Tác giả đã khéo léo cho mọi người thấy khí hậu khắc nghiệt quê mình, một hình ảnh so sánh nhân cách hoá đến kỳ diệu. Người ta có thể bẻ đôi câu thơ để làm mái chèo lướt sóng, còn tả cái "Nắng" làm "Cong" vần thơ, mà "Vần thơ" ấy lại có thể nối đôi bờ sông, nối hai đầu nỗi nhớ. Chỉ một từ Cong thôi đã nói lên những hình ảnh những cảm xúc thật tuyệt vời về quê hương mình. Nắng tháng năm bỏng rát nhưng vẫn "thương đến lạ" một tình cảm lớn lao biết chừng nào. Song Dù đó là một nơi mà thời tiết rất khắc nghiệt nhưng đẹp lắm:
"Chiều Lam Giang hối hả những câu hò.."
Một hình ảnh thật đẹp, thật thanh bình trên dòng sông quê hương dù nắng nóng đấy nhưng chiều về vẫn hối hả những câu hò...những câu hò Ví- Dặm ngọt ngào làm nao lòng bao người đã xua đi cái nắng nóng. Một bức tranh quê, rất bình dị mà thân thương quá đỗi.
Miền quê ấy đã ghi lại bao dấu ấn trong lịch sử hào hùng của dân tộc nhưng cũng đậm nghĩa tình. Có lẽ ngay từ khi sinh ra LHP đã được tắm mình trong những câu hò điệu ví quê mình nên cái ngọt ngào của quê hương mới thấm đẫm vào tác giả sâu nặng đến vậy. Thơ LHP với lối viết theo thể thơ tự do có vần luật, cách dùng từ rất trau chuốt, hình ảnh rất gần gũi, mộc mạc. Những từ địa phương tác giả cũng ko ngần ngại khi đưa vào thơ "nơi mô"nhưng cũng rất tự nhiên như chính câu truyện đang kể vậy. Chỉ một điệu ví câu hò thôi mà nặng lòng biết bao người xa xứ, để giận rồi thương lại càng thương...dẫu gừng cay muối mặn đâu dễ quên nhau, để ngày gặp lại bạn bè vui đấy rồi lại buồn…
"Gọi ấu thơ về trong từng câu chuyện
Phút chia tay lưu luyến mãi ko rời..."
Tuổi thơ và những người bạn thuở ấu thơ luôn là những kỷ niệm đầy ắp mà sẽ chẳng có điểm đầu và điểm cuối, mỗi lần ta gặp nhau cứ lưu luyến mãi ko rời.. Và đây nữa. Hình ảnh Mẹ trong bài thơ, trong hai khổ thơ tiếp cho ta thấy LHP nặng lòng với Mẹ với gia đình biết bao.
Đã có rất nhiều tác
giả nói về tình cảm gia đình, nói về mẹ cha, về anh em nơi chôn rau cắt rốn của
mình. Biết là thân thương là da diết là sâu nặng nhưng mấy ai dùng từ ngữ hình
ảnh đưa vào thơ nhuẫn nhuyễn tự nhiên được như LHP
"Tạm biệt mẹ vai áo bạc một đời
Núi Tháp Bút nghiêng mình soi nhân thế
Ta bôn ba giữa cuộc người dâu bể
Cũng chẳng thể nào qua nổi khúc dân ca..."
Hay quá, thật chí
lý, ta có thể là gì đi chăng nữa nhưng cũng chẳng qua được những gì là chân
lý...là nguồn cội:
"Quê hương ta là máu là hoa
Là mẹ là cha là anh em trai gái
Là cuống rốn mẹ phơi thời non dại
Là quá khứ xa rồi luôn vẫy...gọi ngày mai..."
Khổ thơ này tác giả đã tôn vinh giá trị căn bản về gia đình, về huyết thống máu mủ ruột rà của mỗi con người. Quê hương là mẹ là tuổi thơ nơi chôn rau cắt rốn, nơi ấy có gia đình, có mẹ cha anh em ruột thịt...
"là cuống rốn mẹ phơi thời non dại"
LHP đã khéo léo đưa
vào một hình ảnh rất thực: "Cuống rốn" ai sinh ra mà ko có cuống rốn
chứ (khẳng định sự tồn tại của mỗi con người) để diễn tả một điều cao siêu hơn
đó chính là sự gắn kết yêu thương là cội nguồn mà ko ai được chối bỏ. Tác giả
đã chạm vào cái linh thiêng nhất của một con người. Quê hương nơi mà dù có đi
đâu khi trở về vẫn thấy mình bé nhỏ như thuở nào chia nhau từng củ khoai củ
sắn, đêm nằm vẫn tranh được nằm gần mẹ...nơi cất giữ những kỷ niệm thiêng
liêng. Vì cuộc sống mưu sinh mà có thể ta phải xa...nhưng trong cái hôm nay hay
ngày mai chưa tới đều có bóng dáng của quá khứ (đọc khổ thơ này ta như sững lại
cảm giác như muốn mình bé lại để trở về cái ngày xưa ấy nhưng cũng giật mình tự
hỏi có lúc nào vì cuộc sống quá bận rộn mà ta đã quên chăng?...). LHP đã chạm
vào tiềm thức sâu thẳm trong mỗi con người. Tác giả làm được một điều thật kỳ
diệu.
"Ta bây giờ nỗi nhớ cứ chia hai
Nửa xứ Nghệ thân thương nửa ân tình Đất Tổ
Duyên trời ban mà hai quê thương nhớ
Để suốt đời với hai nửa rưng rưng..."
Ôi một khổ thơ sao chất chứa nhiều nỗi niềm đến vậy. Một nốt trầm xao xuyến.Da diết, trăn trở khôn nguôi để suốt đời cứ rưng rưng...Nỗi nhớ nào có thể chia hai trong một con người, nếu vậy thì " hai quê như một mất rồi
Nghĩa tình trọn vẹn- một người đâu chia "bởi nơi em tới miền Đất Tổ quê tôi em cũng đã sống hết mình nên khi xa mới có cảm xúc rưng rưng như vậy. Đất Tổ quê tôi thật may mắn khi người con gái Xứ Nghệ chọn làm quê hương thứ hai của mình và cũng là nơi ươm những vần thơ da diết cháy bỏng dạt dào thấm đẫm tình quê trong tác giả.
Một khổ thơ kết
thật trọn vẹn cho bài thơ, một cảm xúc tuyệt vời lan toả đến người đọc. Một tâm
trạng chia ly dùng dằng đi ở để người đọc cũng rưng rưng cay cay nơi khoé mắt.
Thơ là tiếng lòng, tiếng lòng của LHP đã làm nao lòng bao người. Cảm thơ là của con tim vậy mà LHP đã làm bao trái tim thổn thức, đó là điều mà ko phải ai cũng làm được.
Hai nửa- Là tâm
trạng của tác giả khi về quê… rồi lại phải xa quê, đã đưa ta đi đầy đủ các cung
bậc của cảm xúc, từ háo hức...đến vui mừng khi hội ngộ và bịn rịn lưu luyến khi
chia tay...rồi lại trở trăn rưng rưng trong nỗi nhớ khôn nguôi, ai đọc cũng
thấy mình trong đó. Em đã lột tả rất chân thực những cảm xúc đong đầy khi trở
về quê và tình cảm gia đình ruột thịt không gì thay thế được. Điều này còn được
LHP thể hiện rất nhiều ở những bài thơ khác,( Đảo chè mời bạn về thăm , Hương
quê, Quê ơi, Tình ca rơm rạ...) đặc biệt là bài văn thơ Quê Hương tác giả đã
đạt giải cao trong cuộc thi thơ trên FB. Thơ LHP có sức hút rất kỳ lạ, đọc bài
này lại muốn tìm bài khác, thể loại nào LHP cũng rất trau chuốt và rất cảm xúc
điều mà tôi rất trân quý!
"Quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai ko nhớ sẽ ko lớn nổi thành người"...lời của một bài hát . Phải chăng quê hương chính là nguồn cảm hứng bất tận để em thoả sức ngụp lặn trong dòng sông thi ca để cho ra đời những đứa con tinh thần hoàn hảo đáng yêu đáng trân trọng đến thế. Chúc mừng LH, người con của hai nửa thân thương. Tôi mạo muội Cong vần thơ để giúp em yên bình hơn trong hai nửa của mình!
Cong vần thơ nối hai miền xứ sở
Bên nớ bên ni đi ở sao đành...
Gom yêu thương nâng vần thơ cất cánh
Trọn nghĩa vẹn tình sẽ mãi ở trong em!
Và mượn lời thơ của Cao bá Quát thay cho lời kết của mình:
"Thương thay người ở hai quê
Nẻo đi thì nhớ nẻo về thì thương"
Ngọc Lan
Bình luận