2012-02-08 02:30:13

TƯ VẤN PHÁP LUẬT: HỎI ĐÁP VỀ LUẬT ÂN XÁ (phần 4)

Người nước ngoài đang ở trong Trại giam Trục xuất trong địa bàn tỉnh Lublin. Trước khi bị bắt, người đó sinh sống và làm việc (bất hợp pháp) ở Kraków. Vậy đơn xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá cần nộp cho Tỉnh trưởng Malopolskie (Kraków) hay là Tỉnh trưởng Lublin?

Trong thời điểm nộp đơn cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá, nếu Người nước ngoài vẫn đang sinh sống ở trong Trại giam trong địa bàn tỉnh Lublin nói trên, thì đơn xin cần nộp cho Tỉnh trưởng Lublin, vì thẩm quyền địa lý của Tỉnh trưởng xác định trên cơ sở nơi sinh sống hiện tại của Người nước ngoài.

Tôi muốn có được một số thông tin về Luật ân xá. Nó có áp dụng được cho công dân Bangladesh hay không? Nếu được thì những điều kiện gì cần phải có và cần phải nộp những giấy tờ gì?

Người nước ngoài có thể xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá, nếu như đang sinh sống ở Ba Lan và có đủ một trong những điều kiện sau đây:

. người đó đang ở liên tục ít nhất là từ ngày 20.12.2007 và vào ngày 01.01.2012 đang cư trú bất hợp pháp;

. người đó đang ở liên tục ít nhất là từ ngày 01.01.2010, mà trước ngày này đã được nhận quyết định cuối cùng là bị từ chối không được cấp quy chế tỵ nạn, trong quyết định có ghi là bị trục xuất. Người nước ngoài đó vào ngày 01.01.2012 lại đang cư trú bất hợp pháp;

. vào ngày 01.01.2010 vẫn đang chờ thủ tục cấp quy chế tỵ nạn, khi mà đã nộp đơn xin tiếp theo.

Đơn xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá cần nộp cho Tỉnh trưởng, nơi có thẩm quyền địa lý, theo đúng như nơi sinh sống của người nước ngoài. Các thông tin liên quan đến giấy tờ mà cần nộp kèm theo đơn, luôn có trong trang web của Ủy ban Tỉnh tương ứng, phần cơ sở liên lạc.

Công dân Armenia đang ở Ba Lan từ 15 năm nay, trong đó từ năm 2008 là bất hợp pháp. Vậy người đó có thể xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá hay không?

Người nước ngoài có thể xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá, nếu như đang sinh sống ở Ba Lan và có đủ một trong những điều kiện sau đây:

. người đó đang ở liên tục ít nhất là từ ngày 20.12.2007 và vào ngày 01.01.2012 đang cư trú bất hợp pháp;

. người đó đang ở liên tục ít nhất là từ ngày 01.01.2010, mà trước ngày này đã được nhận quyết định cuối cùng là bị từ chối không được cấp quy chế tỵ nạn, trong quyết định có ghi là bị trục xuất. Người nước ngoài đó vào ngày 01.01.2012 lại đang cư trú bất hợp pháp;

. vào ngày 01.01.2010 vẫn đang chờ thủ tục cấp quy chế tỵ nạn, khi mà đã nộp đơn xin tiếp theo.

Coi như là đang sinh sống liên tục trong lãnh thổ Ba Lan, nếu như không một chuyến đi du ngoại nào dài hơn 6 tháng và tổng cộng các chuyến đi là không quá 10 tháng, trừ trường hợp là phải đi hải ngoại:

. đi làm các công việc nghiệp vụ hay là đi làm ở ngoài lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan, dựa trên cơ sở hợp đồng lao động ký kết với chủ việc làm, mà người này có trụ sở ở ngoài lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan;

. đi cùng với vợ (chồng) mà người đó phải đi làm nghiệp vụ hay là công tác theo các điều kiện như nêu ra ở điểm 1;

. Người nước ngoài đi chữa bệnh.

Người nước ngoài có thể xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá hay không, nếu mới ở Ba Lan từ 09.2010?

Người nước ngoài này ở Ba Lan ngắn quá, chưa thể xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá được.

Người nước ngoài đang sinh sống ở Ba Lan, mà đang có visa kiểu „thủ tục” hay là đang có khoảng thời gian chờ đợi xem xét hồ sơ của mình ở bên Séc thì có được coi là „bất hợp pháp” hay không? Vậy người đó có đủ điều kiện xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá hay không, nếu như ở Ba Lan từ năm 2006?

Nếu Người nước ngoài vào lãnh thổ Ba Lan dựa trên cơ sở có visa trong nước của Séc thì có thể sinh sống ở Ba Lan trong khoảng thời gian không quá 3 tháng, trong vòng 6 tháng. Trong trường hợp khi mà Người nước ngoài không chịu ra khỏi lãnh thổ Ba Lan sau 3 tháng tính từ ngày đi vào và không hợp lý hóa được công việc cư trú của bản thân ở Ba Lan thì người đó đang ở Ba Lan bất hợp pháp.

Cứ cho là Người nước ngoài muốn xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá, vì có điều kiện là đang sinh sống liên tục trong lãnh thổ Ba Lan liên tục ít nhất là từ ngày 20.12.2007, thì Bộ luật yêu cầu là vào ngày 01.01.2012 anh ta đang cư trú bất hợp pháp trong lãnh thổ nước ta.

Sau khi nộp đơn xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá, Người nước ngoài có phải đi ra nước ngoài với mục đích để xin giấy tờ hay không?

Luật không yêu cầu Người nước ngoài có trách nhiệm đi ra khỏi Ba Lan mục đích là để xin giấy tờ thông hành, sau khi đơn xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá. Nhưng cũng cần nhớ là Luật ân xá là sự điều chỉnh đặc biệt, mục đích là để hợp thức hóa được nhiều nhất số lượng những người nước ngoài đang sinh sống trong Ba Lan bất hợp pháp. Do vậy trong những trường hợp thật đặc biệt có cơ sở, khi người nước ngoài không có giấy tờ thông hành mà còn có hạn và không có khả năng xin được giấy mới, thì có thể nộp một giấy tờ gì đó khác mà có thể khẳng định số liệu tên tuổi. Khi công nhận giấy tờ khác mà không phải là quyển hộ chiếu, cứ được coi là giấy tờ tùy thân, vẫn không miễn hẳn cho Người nước ngoài là không cần có giấy tờ thông hành, mà chỉ tạo điều kiện cho Người nước ngoài có khả năng tận dung cơ hội xin hợp lý hóa cư trú theo hình thức đặc biệt như là Luật ân xá.

Mục đích để gia hạn cho việc cư trú hợp pháp của mình trong lãnh thổ Ba Lan, sau khi giấy phép cư trú theo hình thức Luật ân xá hết hạn, người nước ngoài có thể xin gia hạn cấp tiếp giấy phép cư trú theo thời hạn xác định, giống như những người nước ngoài khác, trên cơ sở xác định trong Bộ luật về người nước ngoài. Vậy là trong thủ tục xem xét theo Luật ân xá, công việc tạm thời công nhận giấy tờ gì đó khác không có nghĩa là tình trạng này có thể tiếp tục được công nhận khi mà Người nước ngoài lại xin tiếp giấy phép cư trú. Muốn được việc thì Người nước ngoài phải cố gắng làm mọi công việc mục đích là xin cho được giấy tờ thông hành.

Người mà muốn xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá, đang có hộ chiếu hết hạn (hạn chỉ đến năm 2008) và có chứng minh thư của Ucraina, trong đó lại không có ghi ngày hạn (chứng minh thư theo kiểu quyển cấp năm 1993). Vậy chứng minh thư đó có đủ không?

Về nguyên tắc, Người nước ngoài phải có hộ chiếu còn có hạn. Khi thiếu giấy tờ này coi như là đơn xin có sự thiếu xót hình thức. Do vậy Tỉnh trưởng có thể gọi Người nước ngoài đến để bổ xung sự thiếu xót hình thức đó, tức là phải mang giấy tờ thông hành đến cho xem. Muốn để cho cơ quan xét xử vụ việc công nhận giấy tờ như nêu ra trong câu hỏi thay cho hộ chiếu, thì Người nước ngoài phải chứng minh được là người đó không có khả năng xin được giấy tờ thông hành (thí dụ như là phải nộp giấy chứng nhận cần thiết của cơ quan ngoại giao quốc gia xuất xứ, trong đó phải ghi các số liệu của Người nước ngoài và phải đưa ra nguyên nhân tại sao bị từ chối không cấp hộ chiếu) hay là đã bắt đầu thử làm các công việc mục đích là để xin được giấy chứng nhận đó (thí dụ như là giấy chứng nhận của cơ quan ngoại giao nước xuất xứ là đang chờ đợi cấp hộ chiếu). Cần nhớ là mỗi một vụ việc sẽ được xem xét riêng biệt, còn khi cho ra quyết định sẽ xem xét tất cả các bối cảnh chủ yếu trong vụ việc.

Người nước ngoài đang ở Ba Lan từ 20.12.2007, nhưng không có giấy tờ gì chứng minh là sinh sống từ thời gian đó – không có con dấu nhập cảnh trong hộ chiếu – vì vào Ba Lan bất hợp pháp, có thể xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá hay không? Người đó có thể đưa ra các nhân chứng khẳng định là có sinh sống liên tục trong khoảng thời gian cần thiết.

Người nước ngoài như vậy có thể xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá và cơ quan xem xét hồ sơ có thể coi như là bằng chứng khi có lấy lời khai của những nhân chứng do người đó chỉ ra. Nhưng mà sau khi xem xét tất cả mọi công việc giải thích, ngày vào lãnh thổ Ba Lan do Người nước ngoài chỉ ra là không thể còn gì đáng nghi ngờ, bởi vì nếu còn thì nó có thể phản biện việc cứ coi là có sinh sống liên tục và hậu quả là có thể từ chối không cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá.

Người nước ngoài mà vào Ba Lan vào năm 2009, sau đó người này được nhận quyết định từ chối không cấp quy chế tỵ nạn vào tháng 12 năm 2009 và quyết định bị trục xuất, mà quyết định này có hiệu lực sau ngày 01.01.2010 thì có đủ điều kiện xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá hay không?

Cứ cho là Người nước ngoài muốn xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá dựa trên cơ sở Điều 1 điểm 2 Luật ân xá, thì cần chỉ ra được rằng quyết định nêu ra trong câu hỏi phải có hiệu lực cuối cùng trước ngày 01.01.2010.

Nhưng mà nếu Người nước ngoài không có đủ bối cảnh nêu trên, mà lại muốn hồi hương về nước xuất xứ mà không bị hậu quả có hại gì vì mình đang sinh sống bất hợp pháp trong lãnh thổ Ba Lan, có thể cứ nộp đơn lên cho Tỉnh trưởng có thẩm quyền địa lý để xin thẻ theo Luật ân xá. Nếu đơn xin nộp đúng thời hạn theo luật (tức là từ ngày 01.01.2012 đến ngày 02.07.2012) và đơn không còn thiếu xót hồ sơ hình thức hay là có thiếu thì cũng đã bổ xung đầy đủ, Tỉnh trưởng đóng một con dấu vào giấy tờ thông hành của người nước ngoài để khẳng định là đã nộp đơn xin thẻ theo Luật ân xá, dựa trên cơ sở đó, người này có thể đi qua biên giới Ba Lan với mục đích hồi hương về nước xuất xứ.

Người Ucraina, đang sinh sống ở Ba Lan từ tháng 08.2008, nhưng bất hợp pháp từ tháng 01.2009 (lúc đó visa hết hạn), mà trước đó lại không xin cấp quy chế tỵ nạn (khi sinh sống ở CH Ba Lan), thì có thể xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá hay không?

Trong trường hợp như vậy, để mà có thể xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá, Người nước ngoài phải sinh sống ở Ba Lan ít nhất là từ ngày 20.12.2007. Nhưng mà nếu Người nước ngoài muốn hồi hương về nước xuất xứ mà không bị hậu quả có hại gì vì mình đang sinh sống bất hợp pháp trong lãnh thổ Ba Lan, có thể cứ nộp đơn lên cho Tỉnh trưởng có thẩm quyền địa lý để xin thẻ theo Luật ân xá. Nếu đơn xin nộp đúng thời hạn theo luật (tức là từ ngày 01.01.2012 đến ngày 02.07.2012) và đơn không còn thiếu xót hồ sơ hình thức hay là có thiếu thì cũng đã bổ xung đầy đủ, Tỉnh trưởng đóng một con dấu vào giấy tờ thông hành của người nước ngoài để khẳng định là đã nộp đơn xin thẻ theo Luật ân xá, dựa trên cơ sở đó, người này có thể đi qua biên giới Ba Lan với mục đích hồi hương về nước xuất xứ.

Người nước ngoài đang ở Ba Lan từ 6 năm nay, nhưng lại không có hộ chiếu còn hạn (từ hai năm nay) thì có thể xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá hay không?

Người nước ngoài có thể xin cấp giấy phép cư trú theo Luật ân xá, nếu như đang sinh sống ở Ba Lan và có đủ một trong những điều kiện sau đây:

. người đó đang ở liên tục ít nhất là từ ngày 20.12.2007 và vào ngày 01.01.2012 đang cư trú bất hợp pháp;

. người đó đang ở liên tục ít nhất là từ ngày 01.01.2010, mà trước ngày này đã được nhận quyết định cuối cùng là bị từ chối không được cấp quy chế tỵ nạn, trong quyết định có ghi là bị trục xuất. Người nước ngoài đó vào ngày 01.01.2012 lại đang cư trú bất hợp pháp;

. vào ngày 01.01.2010 vẫn đang chờ thủ tục cấp quy chế tỵ nạn, khi mà đã nộp đơn xin tiếp theo.

Về nguyên tắc, Người nước ngoài phải có hộ chiếu còn có hạn. Khi thiếu giấy tờ này coi như là đơn xin có sự thiếu xót hình thức. Do vậy Tỉnh trưởng có thể gọi Người nước ngoài đến để bổ xung sự thiếu xót hình thức đó, tức là phải mang giấy tờ thông hành đến. Nhưng mà những Người nước ngoài trong những trường hợp thật đặc biệt có cơ sở - khi không có giấy tờ thông hành mà còn có hạn và không có khả năng xin được giấy mới, - có thể nộp một giấy tờ gì đó khác mà có thể khẳng định số liệu tên tuổi. Muốn để cho cơ quan xét xử vụ việc công nhận giấy tờ đó thay cho hộ chiếu, thì Người nước ngoài phải chứng minh được là người đó không có khả năng xin được giấy tờ thông hành (thí dụ như là phải nộp giấy chứng nhận cần thiết của cơ quan ngoại giao quốc gia xuất xứ, trong đó phải ghi các số liệu của Người nước ngoài và phải đưa ra nguyên nhân tại sao từ chối không cấp hộ chiếu) hay là đã bắt đầu thử làm các công việc mục đích là để xin được giấy chứng nhận đó (thí dụ như là giấy chứng nhận của cơ quan ngoại giao nước xuất xứ là đang chờ đợi cấp hộ chiếu). Cần nhớ là mỗi một vụ việc sẽ được xem xét riêng biệt, còn khi cho ra quyết định sẽ xem xét tất cả các bối cảnh chủ yếu trong vụ việc.

Cũng cần giải thích thêm là „giấy tờ thông hành”, đó chính là quyển hộ chiếu, theo cách gọi chính thức trong bộ luật.

Mọi thông tin cụ thể có thể xem trên trang web: www.abolicja.gov.pl

Các số điện thoại cần thiết:

1 - Phát ngôn viên Cục Quản lý Người nước ngoài, Cộng hòa Ba Lan: Pani Ewa Piechota: 00 48 723 982 615.

 2 - Phiên dịch tuyên thệ Bộ Tư pháp, Cộng hòa Ba Lan: Ông Ngô Hoàng Minh: 00 48 601 76 46 25. 

Ngô Hoàng Minh (queviet.pl)

Sửa lần cuối 2012-12-24 14:44:54

Bình luận

Bình luận qua Facebook