2024-03-28 09:06:52

Lễ Phục Sinh năm 2024

Lễ Phục sinh năm 2024 rơi vào ngày 31 tháng 3. Đây là lễ tưởng nhớ Đức Kitô sống lại từ cõi chết, có nguồn gốc từ lễ Vượt qua của Do Thái Giáo và là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo.

Theo kinh thánh của Thiên Chúa giáo, sau khi Chúa Jesus chết đi vì bị đóng đinh trên thập tự giá, Ngài đã sống lại và bay lên Thiên đàng trong khúc khải hoàn ca. Đây cũng là yếu tố tạo nên niềm tin cho các tín đồ về việc chỉ có Chúa Jesus mới đem lại sự sống vĩnh cửu mà thôi.

Mỗi năm, lễ Phục sinh được tổ chức vào những ngày khác nhau. Sự thay đổi ngày Lễ Phục sinh xuất phát từ truyền thống tôn giáo và thiên văn có nguồn gốc sâu xa từ những thế kỷ đầu của Cơ đốc giáo. Để xác định ngày lễ Phục sinh, Giáo hội sử dụng các quy tắc được hình thành từ thế kỷ thứ 4, tại Cộng đồng Nixea năm 325. Theo những quy tắc này, Lễ Phục sinh được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên, sau ngày xuân phân. Xuân phân là thời điểm ngày và đêm dài bằng nhau. Hiện tượng này cũng bắt đầu vào ngày đầu tiên của mùa xuân thiên văn, xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 3. Vì lý do này, ngày lễ Phục sinh sớm nhất có thể rơi vào ngày 22 tháng 3 và muộn nhất là ngày 25 tháng 4. Lễ Phục sinh kéo dài từ Chủ Nhật cho đến thứ Hai tuần sau và thời gian đó được gọi là tuần Thánh.

Năm nay, Tuần Thánh bắt đầu khi kết thúc Mùa Chay, từ Chủ Nhật Lễ Lá (24/03), khi những lá cọ Phục Sinh được mang đến các nhà thờ, tượng trưng cho việc Chúa Giêsu tiến vào Giêrusalem.

Các ngày Thứ Hai, Thứ Ba và Thứ Tư Tuần Thánh (25-27/3): Là những ngày cuối cùng trước khi bắt đầu Tam Nhật Vượt Qua, trong đó các tín hữu chuẩn bị cho những giây phút căng thẳng nhất của Tuần Thánh.

Thứ Năm Tuần Thánh (28/3): Ngày Chúa Giêsu Kitô (Jezus Christ) thiết lập Bí tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly.

Thứ Sáu Tuần Thánh (29/3): Ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Đó là thời gian suy ngẫm sâu sắc và ăn chay.

Trong 2 ngày Lễ tro (thứ Tư, thứ Năm) và cả thứ Sáu của tuần Thánh, người ta ăn chay kiêng thịt, hãm mình. Hãm mình là việc tự nguyện từ bỏ tạm thời những thú vui về thể xác, điển hình là việc không hút thuốc hay uống rượu, không ăn thịt, kiêng các nhu cầu không cần thiết… Tiền (hoặc đồ ăn) tiết kiệm được trong 2 ngày sẽ được mang cho người nghèo hoặc tặng cho nhà thờ.

Thứ Bảy Tuần Thánh (30/3): Ngày thinh lặng và chờ đợi sự phục sinh. Các tín hữu đến thăm mộ các vị lãnh chúa trong nhà thờ. Những chiếc giỏ được phủ khăn ăn màu trắng chứa các biểu tượng của cuộc sống mới và sự phục sinh, chẳng hạn như trứng, thịt cừu làm từ đường hoặc bánh mì, xúc xích, muối, bánh mì, cũng như những thứ khác được làm phép Thánh. Những thứ trong giỏ sẽ được ăn vào Chủ nhật Phục sinh và mang ý nghĩa “cùng nhau chia sẻ bữa ăn”.

Chủ Nhật Phục Sinh (31/3): Ngày Phục Sinh của Chúa, Lễ chính cử hành trong các nhà thờ.

Thứ Hai Phục Sinh (1/4): Ngày thứ hai của Lễ Phục Sinh, ở Ba Lan thường được coi là thời gian của họp mặt gia đình và mời khách.

Lễ Phục sinh ở Ba Lan mang màu sắc tôn giáo cùng với các phong tục dân gian. Đó là thời gian các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để ăn mừng Chúa phục sinh và đón mùa xuân mới. Một trong những hoạt động truyền thống trong Lễ Phục sinh là làm trứng Phục sinh, tức là trang trí những quả trứng với những màu sắc và hình vẽ khác nhau. Vẽ trứng Phục sinh được coi là hoạt động gắn kết các thế hệ trong gia đình. Lễ Phục sinh cũng là thời điểm để ông, bà, bố mẹ cho con cháu thưởng thức những món ăn đặc biệt. Các món ăn truyền thống trong lễ Phục sinh ở Ba Lan bao gồm: Trứng nhồi củ cải đường và chrzan, Trứng với nước sốt mù tạt hoặc Majones, súp Żurek, Xúc xích trắng nướng, Pa-tê tự làm, Thăn lợn nướng (Schab pieczony), các loại bánh tráng miệng như: Tradycyny mazurek wielkanocny (bánh có trang trí họa tiết đặc trưng), Pascha wielkanocna, Babka bita parzona. Trên bàn tiệc còn có những con cừu, con thỏ Phục sinh làm bằng bơ, đường hoặc bột, được cho là tượng trưng cho sự Phục sinh.

(Trứng Phục sinh)

(Tradycyny mazurek wielkanocny)

(Pascha wielkanocna)

(Babka bita parzona)

Một điều đáng chú ý là vào năm nay, nhiều sự kiện trong Tuần Thánh trùng khớp với nhau. Trước hết là thay đổi giờ sang giờ mùa hè, rơi vào đêm Thứ Bảy rạng Chủ Nhật (30/03). Còn ngày thứ Hai Phục Sinh (01/04) trùng với Śmigus-dyngus, tức là ngày lễ tưới nước, dội nước. Ngày thứ Hai cũng là Ngày Cá tháng Tư - ngày nói dối.

Chúc mọi người Lễ Phục sinh vui vẻ.

Xuân Nguyên (Sưu tầm)

Sửa lần cuối 2024-03-28 08:12:46

Bình luận

Bình luận qua Facebook