2016-08-15 21:22:16

Các loại chất dẻo an toàn và có hại

  Chất dẻo giờ rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Ta không tránh khỏi phải mua các sản phẩm đựng trong bao bì bằng chất dẻo. Vậy bạn cần có một số kiến thức cần thiết về chúng để hạn chế tối đa các nguy hiểm có thể có. Trên mọi các vỏ chai, bao bì…bao giờ cũng ghi thông tin nó sản xuất bằng loại chất nào. Hiện có các ký hiệu như sau:

 PET (1) - politereftalan etylen – dùng để làm hộp chứa, bao bì, đĩa ăn một lần, chai nhựa dùng một lần ví dụ như đựng nước khoáng. Nước chứa trong chai có thể ngấm các hợp chất gọi là ksenoestrogen (các chất có thể tác động lên hệ hooc-môn), nó giống estrogen (hormon sinh dục nữ) có hại. Các loại này không thể dùng lại vì sau khi rửa sạch nó vẫn có thể tiết ra các chất độc. Các chai, hộp bằng nhựa PET không nên để bị chiếu bức xạ tử ngoại UV trực tiếp (như ánh nắng mặt trời). Các hợp chất chứa có gốc dầu mỏ và benzen trong các chai nhựa có thể ngấm ra nước đựng trong đó nếu bảo quản không thích hợp. Người ta khuyên giữ các chai này ở nhiệt độ không quá 15 độ C.

HDPE (2) - polietylen với mật độ cao và PP (5) - polipropylen – là các chất có thể sử dụng an toàn, có thể dùng lại.

 PVC (3) - polichlorek vinyl – nó dùng để sản xuất các màng nhựa để gói, túi nhựa. Rất tiếc là nó cũng tiết ra các chất độc (khi polichlorek vinyl cháy nó sinh ra chất dioxin rất hại cho sức khỏe), vậy tốt nhất nên tránh dùng.

 LDPE (4) - polietylen mật độ thấp – nó được xem như an toàn, nhưng không tốt bằng HDPE và PP. Vậy nó nằm ở giữa các thứ có thể yên tâm dùng và các thứ nên tránh dùng.

 PS (6) - polistyren – đây là vật liệu để sản xuất styropian (chất xốp màu trắng dùng để chống va chạm cho các hàng điện tử). Tuyệt đối không nên dùng để đựng thực phẩm vì nó tiết ra các hợp chất hóa học độc. Thỉnh thoảng người ta dùng nó để làm nắp các cốc dùng một lần, tốt nhất là ta nên tránh mua các loại đó.

 Các chất dẻo khác: các chất dẻo ký hiệu bằng số 7 (tiếng Ba Lan ghi là INNE, tiếng Anh OTHER) là các loại độc nhất và nguy hiểm nhất trong tất cả các chất dẻo. Vì vậy không nên dùng hay hạn chế tối thiểu việc dùng. Trong số này có ni lông, thủy tinh hữu cơ (thủy tinh acrylic), ABS (acrylonitrin butadien styren, nhựa nhiệt dẻo), polycarbonate. Trong thành phần các chất này (nhất là polycarbonate) có thể chứa chất BPA, tức là bisfenol A, có thể phá hủy hệ thần kinh của người và gây ra các bệnh liên quan như: rối loạn trí nhớ, trầm cảm, hay cả bệnh tâm thần phân liệt (schizofrenia) hoặc bệnh Alzheimer. BPA có ảnh hưởng đến các tế bào mỡ (adipocytów), khi tiếp xúc với chất này có thể sinh sản quá mức và gây bệnh béo phì. Bisfenol A ngấm vào thực phẩm để trong nó (ở dạng lỏng hay dạng rắn), và bạn nên biết là khi ta làm nóng thức ăn trong lò vi sóng thì nó ngấm ra nhiều hơn. Bisfenol A cũng tiết ra các chất giống estrogen – tức là ksenoestrogen đã nói ở trên. Vì cơ thể con người không biết nguồn gốc của chúng, nên coi chúng như là hooc-môn thật, nên khi đó cơ thể bị rối loạn sản xuất hooc môn. Chưa hết, bisfenol A gây rối loạn hệ miễn dịch, làm con người dễ bị mắc nhiều bệnh hơn, trong đó có bệnh ung thư.

 Bisfenol A (viết tắt là BPA) là hợp chất hóa học hay dùng nhất trên thế giới để sản xuất chất dẻo. Nó được một nhà hóa học người Nga Aleksander Dianin phát hiện vào năm 1891, và vào những năm ba mươi của thế kỷ trước người ta đã biết nó có ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất hooc môn của cơ thể. Tuy nhiên người ta vẫn tiếp tục dùng và nó ngày càng phổ biến hơn (năm 1970 đưa ra thị trường có 45 triệu kg Bisfenolu A, thế mà đến năm 2004 con số này lên đến 3 tỷ kg). Các hãng Đức như Bayer và BASF là các nhà sản xuất lớn chất này.

Hiện nay BPA có mặt trong hầu hết các sản phẩm chất dẻo (có lẽ trừ những hộp có ghi BPA FREE, xem ký hiệu ở dưới). Rất tiếc là mặc dù độc hại như vậy, nhưng nó vẫn dùng cho các thứ có tiếp xúc với thực phẩm, như mọi loại túi ta gọi là ni lông, túi chứa gạo, mỳ hay các đồ dùng hay đồ chơi cho trẻ em và sơ sinh (vú giả, chai), bàn chải và mỹ phẩm vì nó là chất chống ô-xy hóa. BPA  có trong mọi hóa đơn in từ máy thu tiền ở các cửa hàng, dùng sản xuất đĩa CD, kính đeo mắt, màn hình máy tính, đèn pha ô tô và nhiều sản phẩm khác. Có đến 20% chất Bisfenolu A sản xuất ra có trong nhựa epoxy, các loại keo dùng sản xuất ô tô và máy bay. Nhựa epoxy rất không may còn có trong thành phần của chất hàn răng, có trong lớp tráng nằm giữa vỏ đồ hộp với thực phẩm.

 Tóm lại ta cần nhớ gì?

 – chỉ dùng lại các chất dẻo có ký hiệu 2 và 5

– không làm nóng thức ăn trên đĩa nhựa đựng nó trong lò vi sóng

– không đổ các chất lỏng nóng vào các đồ đựng bằng chất dẻo có thể tiết ra chất độc hại

– chai đựng nước hay chất lỏng chỉ được bảo quản ở nhiệt độ dưới 15 độ C

– đọc ký hiệu trên các bao bì chất dẻo và tuân thủ quy định

– nếu mua thức ăn đựng vào các túi bằng chất dẻo, về đến nhà phải dỡ ra ngay

– thức ăn còn lại trong đồ hộp cần lấy ra, không cất vào tủ lạnh hay cho vào lò vi sóng

   Nên nhớ là chất bisfenol A, chất độc nhất đã nói ở trên như đã nói có dùng trong mực in hóa đơn, vậy nếu bạn có đụng vào thì cần rửa tay cẩn thận. Đặc biệt, phụ nữ có mang nên lưu ý về các vật dụng bằng chất dẻo nhất vì các chất độc khi truyền qua thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

  Trên chất dẻo có thể có các ký hiệu như trên hình (trái sang phải, trên xuống dưới): có thể đựng thực phẩm; không có chất BPA như đã nói ở trên); có thể rửa trong máy; có thể dùng trong lò vi sóng; có thể dùng trong lò nướng; nhiệt độ có thể chịu và có thể cho vào ngăn đá tủ lạnh. 

 NHV (nguồn Internet)

Sửa lần cuối 2016-08-15 19:22:16

Bình luận

Bình luận qua Facebook