2022-01-15 02:27:50

Coronavirus sống được trong không khí bao lâu?

Chúng ta vẫn biết rằng coronavirus có thể lây lan qua đường không khí. Tuy nhiên, nó có thể tồn tại được bao lâu, trong những điều kiện như thế nào vẫn là vấn đề mà các nhà khoa học đang phải nghiên cứu, tìm hiểu. Điều này nhằm giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi khi nào chúng ta có nguy cơ bị nhiễm trùng cao nhất và cách bảo vệ bản thân.

Cách Coronavirus lây lan - Hai con đường chính

Cho đến nay, chúng ta đã biết rất rõ rằng, siêu vi khuẩn SARS-CoV-2 có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi các phần tử lây nhiễm phát ra (qua ho, hắt hơi, nói chuyện, thậm chí thở ra) và tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi hoặc miệng của người ở gần đó. Sự lây nhiễm cũng có thể xảy ra khi mầm bệnh có trong không khí được hít vào từ một khoảng cách ngắn (được gọi là sự truyền qua không khí trong phạm vi ngắn). Coronavirus cũng đã được biết là có thể lây lan trong các phòng kém thông gió kém hoặc đông người. Điều này là do sol khí có thể vẫn lơ lửng trong không khí hoặc di chuyển cùng với không khí (được gọi là quá trình truyền trong không khí tầm xa).

Các thí nghiệm để xác định thời điểm (trong bao lâu và trong hoàn cảnh nào) vi rút nguy hiểm nhất đối với chúng ta (nguy cơ lây nhiễm cao nhất) đã được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí dung Bristol - BARC. Tác giả chính của nghiên cứu và giám đốc BARC, giáo sư Jonathan Reid nhắc lại những phát hiện của các nhà khoa học Mỹ, rằng vi rút lây nhiễm có thể được phát hiện sau ba giờ kể từ khi được truyền ra. Tuy nhiên, Reid tin rằng không chính xác với những gì xảy ra khi chúng ta ho hoặc thở. Nhóm nghiên cứu của Đại học Bristol đã phát triển một thiết bị có thể tạo ra bất kỳ số lượng hạt nhỏ nào có chứa virus và nhẹ nhàng thả trôi chúng trong điều kiện kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ, cường độ ánh sáng v.v...

Kết quả cho thấy mầm bệnh hiện diện trong không khí trong vòng 20 phút sẽ mất đi 90% khả năng lây nhiễm. Hầu hết khả năng lây nhiễm xảy ra trong vòng năm phút đầu tiên. Các nhà nghiên cứu cũng đã cho biết, khi các phần tử vi rút rời khỏi môi trường tương đối ẩm ướt và giàu carbon dioxide trong phổi, chúng sẽ nhanh chóng mất nước và khô đi, đồng thời độ pH của mầm bệnh cũng thay đổi. Những yếu tố này cản trở khả năng lây nhiễm của vi-rút đối với tế bào người. Tốc độ làm khô các phần tử vi rút SARS-CoV-2 phụ thuộc vào độ ẩm tương đối của không khí. Khi độ ẩm nhỏ hơn 50 phần trăm (tương tự như không khí ở nhiều văn phòng), trong vòng 5 giây, vi rút đã mất khoảng một nửa khả năng lây nhiễm. Sau 5 phút, nó giảm thêm 19%. Với độ ẩm lên đến 90% (tương tự như phòng tắm hơi) trong vòng 5 phút mầm bệnh mất đi 48% khả năng lây nhiễm, sau 20 phút. khả năng lây nhiễm của nó giảm xuống đến 10%. Các thử nghiệm cũng cho thấy nhiệt độ không khí không ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm của vi rút, điều này trái ngược với suy nghĩ trước đây, rằng khả năng lây truyền thấp hơn ở nhiệt độ cao.

 

(Nguy cơ truyền mầm bệnh cho nhau trên bàn ăn là cao nhất)

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh vẫn chưa được phản biện. Tuy nhiên, các hiện tượng giống nhau được quan sát với tất cả các biến thể SARS-CoV-2 được thử nghiệm. Rất tiếc, nghiên cứu vẫn chưa đề cập đến đột biến Omikron - các thí nghiệm được lên kế hoạch trong những tuần tới.

Nguy cơ lây nhiễm cao nhất là khi bạn ở gần một người bị nhiễm bệnh

Những phát hiện nói trên nêu bật tầm quan trọng của việc truyền SARS-CoV-2 tầm ngắn. Giáo sư Jonathan Reid cho rằng nguy cơ lây nhiễm lớn nhất vẫn là khi ta ở gần người bị bệnh (nhất cự ly). Khi cách xa, không chỉ sol khí loãng ra mà mầm bệnh có trong đó cũng ít khả năng lây nhiễm hơn (vì mất thời gian). Điều này có nghĩa là nếu chúng ta gặp gỡ bạn bè để ăn uống, nói chuyện trực tiếp, thì nguy cơ truyền mầm bệnh cho nhau trên bàn ăn là cao nhất. Tóm lại, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, hệ thống thông gió tốt hơn cũng sẽ hữu ích. Giả sử người bị nhiễm bệnh ở trong một căn phòng không có đủ thông gió, các sol khí chứa vi rút sẽ nhanh chóng phủ đầy căn phòng, gây nhiễm cho những người đang có mặt ở đó.

Xuân Nguyên

(Nguồn: https://www.medonet.pl/koronawirus/to-musisz-wiedziec,jak-dlugo-koronawirus-przezywa-w-powietrzu--pierwsze-takie-badanie-na-swiecie,artykul,12478597.html lang="VI">)

 

Sửa lần cuối 2022-01-15 01:27:50

Bình luận

Bình luận qua Facebook