2014-05-10 11:12:15

Trường Sa, một chuyến đi đầy cảm xúc.

LTS : Từ 16/4 tới 28/4 năm 2014 người Việt ở nước ngoài đã ra thăm Trường Są. Đây là chuyến thăm Trường Sa lần thứ ba của người Việt ở nước ngoài. Trong chuyến đi này Đoàn đã đi khoảng 10 hòn đảo khác nhau, xa nhất là đảo Song Tử Tây, cách bờ 800 km. Trên đường vòng về đất liền đoàn đã thăm chừng 10 hòn đảo nữa, gồm cả các đảo đá chìm nhưng đã được đổ bê-tông cốt sắt thành các cứ điểm,

Quần đảo Trường Sa là đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam. Về nguyên tắc, đây không phải khu vực cấm, nhưng vì xa xôi cách trở, chỉ có thể tiếp cận bằng tàu thủy hoặc máy bay nên các chuyến đi tới Trường Sa phải được hỗ trợ của chính quyền. Với 23 đảo và bãi cạn, Việt Nam nắm trong tay con số đảo lớn nhất ở nơi này.

Trong đoàn kiều bào ra thăm Trường są lần này có anh Đỗ Đình Phương, phó chủ nhiệm CLB Hà Thành, Ba Lan. QV xin giới thiệu bài viết và ảnh của anh về chuyến đi này.

Trung tuần tháng 4 vừa qua, Đoàn Công tác số 6 bao gồm hơn 50 kiều bào khắp nới trên thế giới, cán bộ chiến sị Bộ tư lệnh Hải quân, doanh nhân ..đã đi thăm Trường są. Thứ trưỡng Bộ ngoại giao kiêm chủ nhiệm UB về Người VN ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn dẫn đầu,

Đây là một chuyến đi để lại nhiều ấn tương, cảm xúc không thể quên trong đời,của mổi thành viên trong đoàn.

Sáng sớm ngày 16-4,đoàn xuất phát từ Quân cảng Cát Lái -Tp HCM trên tầu HQ 571 một trong những tầu hiện đại nhất của HQVN.

Đã thành thông lệ, mỗi khi có tầu rời bến đội tiêu binh của cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn125 HQ đều tỗ chức lễ tiễn rất trang trọng chúc đoàn lên đường thượng lộ bình an.

Sau 3 hồi còi vang lên, tầu HQ 571 hùng dũng rẻ sóng ra khơi, thực hiện sứ mệnh đưa đoàn đi thăm cán bộ chiến sĩ và nhân dân quần đảo Trường Sa.

Sau 2 ngày ra khơi trong thời tiết cực kì thuận lợi, sóng yên biển lặng. Con tầu chạy rất êm, không sóc như ngồi trên xe Buss chay ỡ đất liền. Trong hai ngày trên tầu có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ làm cho cuộc hành trình thêm phần vui vẻ.

Đảo đầu tiên,đoàn đến thăm là đão Song tử Tây. Với nhiều thành viên trong đoàn,đây là lần đầu tiên trong đời được đật chân lên vùng đất nơi hải đào xa xôi của tổ quốc. Ai cũng như ai, cảm giác lâng lâng khó tả, náo nức được dặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Các sĩ quan, chiến sị tầu HQ 571 cần trọng hạ từng chiếc cano trên bong xuông nước. Từng người trong đoàn được các cánh tay rắn rỏi của họ dìu xuống cano ,quyết không để tai nạn dù nhỏ nhất xẩy ra với thành viện đoàn. Các anh cho biết: „Lúc sóng yên biện lặng thì không sao, chứ lúc biển động thì việc hạ thủy cano và điều khiển để các cano chở người, lương thực cắt sóng cập bên an toàn rất vất vả, công phu. Để đảm bảo điều này .cần sự hợp đồng khéo léo của người trên cano, chiến sị hoa tiêu ,và lực luộng trợ giúp trên đào”.

Thường thì tầu mẹ thả neo xa đảo nổi, đảo chìm, nhà dàn vài hải lý (1 hải lý bàng 1,8km) sau đó cano của tầu, của đảo sẽ chở người, hàng hóa vào.

Khi đặt những bước chân đầu tiên lên đảo người cứ lâng lâng,rất khỏ tả.

Hầu hết các đảo nổi, đảo chìm,và nhà dàn DK trước khi đoàn lên, cán bộ chiến sĩ và nhân,dân đều ra sớm trước it nhất nửa tiếng làm công tác chuẩn bị đón đoàn rất long trọng bất kể trời nắng nóng. Tất cả các nơi đoàn đến đều có vài chậu nhôm đựng nước ngọt, khan mặt được chuẩn bị sẵn trên cầu cảng để mọi người sau khi rời cano lên đảo có thể rửa mặt, lau tay. Ngay cả nhà dàn DK tiêu chuẩn nước của các cán bộ chiến sị được sữ dụng rất eo hep ( 2lit nước/ ngày/ người. 3 đến 5 ngày mới được tắm. Trường Sa 3 tháng không có mưa, chính xác là 95 ngày) cũng chuẩn bị cho đoàn những chậu nước như vậy ( mấy chậu nước đó,sau sẽ dược tưới cây,chứ không bỏ đi như trên đất liền)

Một số hình ảnh về Trường Sa:

Mốc chủ quyền trên đảo.

"Quán nước vỉa hè " ở Song Tử Tây.

Trồng rau ở nhà dàn.

Cây kim giao Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng Trường Sa.

Một chiếc Cano đang hoạt động trên biển.


Bài và ảnh Đỗ Đình Phương.

Sửa lần cuối 2014-05-15 17:45:40

Bình luận

Bình luận qua Facebook