2017-08-03 12:48:13

Tam quyền phân lập tại Ba Lan

Tam quyền phân lập, trong tiếng Ba Lan, được viết là trójpodział władzy, có nghĩa là chia ba chính quyền, là mô hình quyền lực Nhà nước, đã được thừa nhận từ thế kỷ 18. Ngày nay, đó là hệ điều hành Chính quyền phổ biến nhất trên Thế giới. Bởi vì nó cho phép vận hành đều đặn Nhà nước dân chủ. Ba Lan cũng áp dụng mô hình này.

Tam quyền phân lập được biểu hiện ở chỗ, toàn bộ quyền lực Nhà nước được phân chia cho 3 Cơ quan nắm giữ: 

·         Chính quyền lập pháp do Quốc hội nắm giữ, có nhiệm vụ thông qua Hiến pháp và các Đạo luật bằng các Nghị quyết. Đó là Người tạo ra Luật pháp,

·         Chính quyền hành pháp do Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) và Tổng thống nắm giữ. Đây  là Người đưa luật pháp vào đời sống xã hội,

·         Chính quyền tư pháp được nắm giữ bởi các Tòa án (sądy) và các Cơ quan tài phán (trybunały), là Người đưa ra các bản án trên cơ sở của Luật bắt buộc.

Các Chính quyền này cần phải ngang hàng nhau, độc lập với nhau, đồng thời kiểm tra lẫn nhau, nhưng cũng hỗ trợ cho nhau.

Sơ đồ Hệ thống Tam quyền phân lập tại Ba Lan

Nguồn: Słownik/Wiedza o społeczeństwie – Akademia Maturalna – Sciaga

Quốc hội – Nghị việnParlament – gồm hai viên: Hạ nghị viện – Sejm và Thượng nghị viện – Senat. Phiên họp chung toàn thể gồm cả hai Viên được gọi là Đại hội Quốc dânZgromadzenie Narodowe. Hạ nghị viện gồm 460 Dân biểu – Poseł, còn Thượng nghị viện gồm 100 Thượng nghị sỹ – Senator.

Tổng thống Cộng hòa Ba Lan là Người đại diện cao nhất của Cộng hòa Ba Lan và là Người bảo đảm tính liên tục của Chính quyền nhà nước. Tổng thống Cộng hòa chăm lo chấp hành Hiến pháp, canh giữ chủ quyền, an ninh quốc gia cùng sự bền vững và không thể chia cắt lãnh thổ của nó. Tổng thống Cộng hòa thực hiện những nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực và trên những nguyên tắc do Hiến định và Luật định

Tổng thống Cộng hòa được toàn dân bàu ra trong các cuộc bàu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín cho nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bàu lại chỉ một lần.

Công dân Ba Lan, mà muộn nhất trong ngày bàu cử vừa tròn 35 tuổi và có toàn quyền bàu vào Hạ nghị viện, là có thể được bàu làm Tổng thống Cộng hòa. Ứng viên do ít nhất 100.000 công dân có quyền được bàu vào Hạ viện đề cử.

Tòa án Hiến pháp – Trybunał Konstytucyjny – Là Cơ quan Tài phán, được thành lập vào năm 1982 và bắt đầu hoạt động có sắc luật vào năm 1986. Nhiệm vụ cơ bản của Tòa án này là kiểm tra tư pháp tính hợp hiến của pháp luật, như kiểm tra sự phù hợp của các tiêu chuẩn pháp luật hạng thấp (cấp đạo luật hoặc thấp hơn) với các tiêu chuẩn pháp luật hạng cao hơn, trước hết là với Hiến pháp và với một số hiệp định quốc tế.

Tòa án Hiến pháp là Cơ quan Hiến pháp độc lập của nhà nước, tách biệt khỏi các Tòa án. Cơ chế, hoạt động, phương pháp bổ nhiệm các Thẩm phán cùng với Điều lệ luật của các phán quyết của Tòa án này chỉ ra rằng, Tòa là hoàn toàn độc lập với các Cơ quan Tài phán khác.

Tòa án Hiến pháp gồm 15 thẩm phán, được Hạ nghị viện bàu riêng lẻ từng người, cho nhiệm kỳ 9 năm, trong số những người xuất sắc về kiến thức luật. Việc bàu lại một lần nữa vào thành phần của Tòa là không thể.

Trở thành Thẩm phán của Tòa án Hiến pháp có thể là người có trình độ được yêu cầu để giữ cương vị Thẩm phán Tòa án Tối cao hoặc Tòa án Hành chính Tối cao, trong đó có điều kiện ít nhất 10 năm trải việc trên cương vị Thẩm phán hoặc Công tố viên, hoăc thực hiện ít nhất 10 năm nghề Luật sư, Cố vấn luật hoặc Công chứng viên.

Chánh án và Phó Chánh án của Tòa án Hiến pháp do Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm, trong số các ứng viên do Hội nghị Toàn thể các Thẩm phán của Tòa giới thiệu.

Tòa án Quốc gia – Trybunał Stanu Là Cơ quan Hiến pháp của Chính quyền Tư pháp tại Ba Lan. Trước Tòa án này, người phải gánh chịu trách nhiệm Hiến pháp vì sự vi phạm Hiến pháp hoặc Đạo luật trong quan hệ đ/v chức vụ đang giữ hoặc trong lĩnh vực điều hành của mình, là Tổng thống Cộng hòa, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các Thành viên của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Quốc dân Ba Lan, Chủ tịch Viện kiểm tra tối cao, các Thành viên của Hội đồng truyền thanh và truyền hình, những người được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ủy quyền lãnh đạo Bộ, và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Người phải gánh chịu trách nhiệm Hiến pháp trước Tòa án Quốc gia còn là các Dân biểu và các Thượng nghị sỹ (trong lĩnh vực được xác định bởi Hiến pháp, liên quan đến tài sản của Kho bạc nhà nước).

Tòa án Quốc gia gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và 16 Thành viên, do Hạ nghị viện bàu chọn từ bên ngoài nhóm các Dân biểu và các Thượng nghị sỹ, theo thời gian nhiệm kỳ của Quốc hội. Các Phó Chủ tịch của Tòa án cùng ít nhất nửa số Thành viên của Tòa án Quốc gia phải có trình độ được yêu cầu để giữ cương vị Thẩm phán. Còn chức Chủ tịch của Tòa án Quốc gia thì do Chánh án thứ nhất của Tòa án Tối cao đảm nhiệm.

Các Tòa án

Ở Ba Lan, các Tòa án và các Cơ quan Tài phán là chính quyền riêng biệt và độc lập với các Chính quyền khác. Các Tòa án và các Cơ quan Tài phán đưa ra các bản án trên nhân danh Cộng hòa Ba Lan.

Mức độ công lý ở Cộng hòa Ba Lan do Tòa án Tối cao, các Tòa án Phổ thông, các Tòa án Hành chính và các Tòa án Quân sự thực hiện.

Tòa án đặc biệt hoặc cách thức xử ngay lập tức có thể chỉ được đưa ra đối với thời gian chiến tranh.

Quá trình xử lý mang tính tòa án ít nhất là hai cấp.

1/ Tòa án Tối cao thực hiện giám sát đối với hoạt động của các Tòa án Phổ thông và Tòa án Quân sự trong lĩnh vực phán xử.

Tòa án Tối cao cũng thực hiện các hoạt động khác được xác định trong Hiến pháp và trong các Đạo luật.

Chánh án thứ nhất của Tòa án Tối cao do Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm cho nhiệm kỳ 6 năm

2/ Tòa án Hành chính Tối cao và các Tòa án Hành chính khác nắm quyền kiểm tra các hoạt động hành chính công thuộc lĩnh vực được xác định trong Luật. Việc kiểm tra này cũng bao gồm cả việc cho ý kiến về sự phù hợp Luật của các nghị quyết của các Cơ quan Tự quản Toàn quốc và các hồ sơ chuẩn mực của các Cơ quan Hành chính Chính phủ Thuộc địa phương.

Chánh án Tòa án Hành chính Tối cao do Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm cho nhiệm kỳ 6 năm trong số các ứng viên được giới thiệu bởi Hội nghị Toàn thể các Thẩm phán của Tòa án Tối cao.

3/ Các Tòa án Phổ thông thi hành mức độ công lý trong tất cả các vấn đề, trừ những vấn đề đã được báo trước theo luật định cho chức năng của các Tòa án khác. Ở Ba Lan, Tòa án phổ thông bao gồm Tòa án vùng (sąd rejonowy) Tòa án khu vực (sąd okręgowy). Trong đó, mức độ công lý ở cấp sơ thẩm do Tòa án vùng xét xử. Cấp phúc thẩm các phán xử từ Tòa án vùng thuộc về Tòa án khu vực. Còn Tòa án khu vực thì xét xử ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

4/ Hội đồng Toàn quốc Ngành Tư pháp gồm:

            1/ Chánh án thứ nhất của Tòa án tối cao, Bô trưởng Bộ Công lý, Chánh án tòa án Hành            chính Tối cao và những người được Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm,

            2/ 15 Ủy viên được chọn trong số các Thẩm phán của Tòa án Tối cao, các Tòa án Phổ thông, các Tòa án Hành chính va các Tòa án Quân sự,

            3/ 4 Ủy viên được chọn bởi Hạ viện trong số các Dân biểu và 2 Ủy viên được chọn bởi           Thượng viên.trong số các Thượng nghị sỹ.

Hội đồng Toàn quốc Ngành Tư pháp chọn ra Chủ tịch và 2 Phó chủ tịch trong số các Ủy viên của mình.

Nhiệm kỳ của các Ủy viên được bàu của Hội đồng Toàn quốc Ngành Tư pháp kéo dài 4 năm.

Cơ chế, lĩnh vực hoạt động và chế độ làm việc của Hội đồng Toàn quốc Ngành Tư pháp và phương pháp bàu cử các Ủy viên của nó do Luật định.

5/ Các Thẩm phán là tự chủ trong việc điều hành Cơ quan của mình và chỉ phụ thuộc Hiến pháp và các Đạo luật. Các Thẩm phán được đảm bảo những điều kiện làm việc và tiền lương tương ứng với chức vị và phạm vi nghĩa vụ của họ.

Thẩm phán không thể thuộc về đảng phái chính trị hoặc công đoàn, cũng không thể dẫn dắt hoạt động công cộng không thể dung hòa với các nguyên tắc độc lập của các Tòa án và tự chủ của các Thẩm phán.

Các Thẩm phán được Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm, theo đơn của Hội đồng Toàn quốc Ngành tư pháp, cho thời gian không xác định. Các Thảm phán không thể bị đào thải.

Cách chức Thẩm phán, đình chỉ công tác, chuyển đến trụ sở khác hoặc đến cương vị khác bất chấp ý nguyện của họ có thể xảy ra duy nhất theo hiệu lực phán quyết của Tòa án và chỉ trong các trường hợp do Luật định.

Thẩm phán có thể được chuyển sang tình trạng nghỉ dưỡng do kết quả của bệnh tật hoặc mất sức làm mất khả năng điều hành Cơ quan. Cách thức xử lý hoặc phương pháp thỉnh cầu lên Tòa án do Luật định.

Luật sẽ xác định giới hạn tuổi, mà sau khi đạt đến tuổi này các Thẩm phán chuyển sang tình trạng nghỉ dưỡng.

Cải cách Ngành Tư pháp

Kể từ khi Đảng Pháp luật và Công lý (PiS) đoạt được Chính quyền vào năm 2015, nguyên tắc tam quyền phân lập ở Ba Lan đang dần dần bị hạn chế. Trong đó, Việc chính trị hóa Tòa án Hiến pháp, Hội đồng Toàn quốc Ngành Tư pháp vá Tòa án Tối cao là thí dụ về những hạn chế như vậy.

Tại Hạ nghị viện, các Dân biểu thuộc PiS đã bỏ phiếu thông qua 3 Đạo luật, mà quyền Tác giả thuộc về PiS, đưa vào những thay đổi trong ngành Tư pháp, gôm:

1.       Đạo luật về Tòa án Tối cao, cho phép lập ra 3 Viện mới, trong đó có Viện Kỷ luật và thay đổi phương thức bổ nhiệm các Thẩm phán của Tòa án Tối cao, trong đó, tất cả các Thẩm phán hiện nay của Tòa án này sẽ được chuyển sang tình trạng nghỉ dưỡng, trừ những Thẩm phán đang ở trong tình trạng hoat động đã được Tổng thống Cộng hòa Ba Lan xác nhận.

2.       Đạo luật về Hội đồng Toàn quốc Ngành Tư pháp và

3.       Đạo luật về cơ chế của các Tòa án Phổ thông, cho Bộ trưởng Bộ Công lý ảnh hưởng đáng kể đến sự vận hành của các Tòa án.

Các Đảng đối lập cho rằng, đó là vi phạm pháp luật. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức ở Thủ đô Vác-sa-va và ở nhiều thành phố của Ba Lan để phản đối các Đạo luật do PiS biểu quyết thông qua tại Quốc hội.

Tổng thống Ba Lan Anrzej Duda đã quyết định phủ quyết 2 Đạo luật đầu, chỉ ký duyệt Đạo luật thứ ba. Tuy nhiên, Tổng thống cũng báo trước rằng, trong vòng hai tháng gần nhất Ông sẽ giới thiệu các đề xuất riêng của các Đạo luật cải cách hệ thống Tư pháp.

Nguyễn Quỳnh Giao – Tổng hợp

Nguồn: Konstytucja Rzeczypospolitej Polskiej; Wiedza o społeczeństwie, Tematy dotyczące do trójpodziału władzy

Sửa lần cuối 2017-08-03 10:57:43

Bình luận

Bình luận qua Facebook