Grzegorz Napieralski
Quê Việt: Grzegorz
Bernard Napieralski (sinh ngày 18 tháng 3 năm 1974 tại Szczecin)
– chính trị gia và nhà khoa học chính trị người Ba
Lan, chủ tịch Liên minh Dân chủ Cánh tả (2008–2011),
nghị sĩ nhiệm kỳ 4, 5, 6, 7, 9 và 10 ( 2004–2015, từ năm
2019 đến nay) ), thượng nghị sĩ nhiệm kỳ thứ 8
(2015–2019). Ứng cử viên cho chức vụ Tổng thống Cộng
hòa Ba Lan trong cuộc bầu cử năm 2010.
Chủ tịch nhóm nghĩ sĩ hữu nghị Ba Lan Việt Nam trong Quốc Hội Ba Lan 3 nhiệm kỳ gần đây nhất.
Ông là người đóng góp rất nhiều cho quan hệ hữu nghị Ba Lan Việt Nam, được tặng Huân chương hữu nghị, Huân chương cao quý nhất của nhà nước VN cho người nước ngoài
Ảnh: Ông Grzegorz Napieralski và Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Hà Hoàng Hải
Tục ngữ Việt Nam có câu”Trăm nghe không bằng một thấy”.Điều đó hoàn toàn chính xác khi liên hệ tới cuộc viếng thăm Ba Lan vào tuần tới của thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.
Do sự có mặt của vài chục nghìn người Việt Nam cư trú ở Ba Lan, Việt Nam đối với chúng ta trở thành đất nước hoàn toàn quen biết và gần gũi. Hàng ngày chúng ta gặp những người Việt làm việc trong ngành ẩm thực, buôn bán nhỏ, thương mại. Họ hòa vào các thành phố và thị trấn Ba Lan và có được sự kính trọng nhờ tính cần cù và nhã nhặn của mình,
Chúng ta thường ngạc nhiên khi họ nói tiếng Ba Lan tuyệt vời hoặc biết rằng bạn học của con chúng ta có điểm số cao nhất trong môn tiếng Ba Lan ở trường, mặc dù cha mẹ chúng là người Việt Nam. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, bởi đó thường là thế hệ thứ hai, đối với họ Ba Lan là tổ quốc của mình, còn Việt Nam chỉ là đất nước của ông cha, tổ tiên họ. Song quan điểm của chúng ta về đất nước này phần lớn dựa trên định kiến. Việt Nam ngày nay đã không còn là đất nước xuất khẩu lúa gạo, hàng may mặc hoặc thảm chùi chân. Đó là quá khứ. Ngày nay đây là đất nước phát triển năng động, trong đó các nhà đầu tư lớn nhất là Singapore, Nhật Bản hoặc Hồng Công.
Đại dịch Covid đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế thế giới và nhiều nước đã lâm vào suy thoái, đối với Việt Nam đã trở thành thời cơ được sử dụng một cách tuyệt vời. Sau khi Trung Quốc đóng cửa do đại dịch, người ta đã tìm cách nhanh chóng phục hồi sản xuất. Việc phụ thuộc của các hãng toàn cầu vào sản xuất ở Trung Quốc đã trở thành thảm họa, điều đó được thấy với ngành cơ khí hoặc điện tử. Một trong những người hưởng lợi trong việc xây dựng lại các cơ sở sản xuất là Việt Nam. Hiện tại các hãng lớn nhất thế giới của Intel thông qua Samsung và Siemens đang hoạt động tại đây.
Năm 2022 nước này là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, tăng trưởng đạt 8%.
Từ mười năm trở lại đây Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại, riêng năm 2023 là 26 tỷ đô la Mỹ! Với những người còn nhớ hậu quả thảm khốc của chiến tranh Việt Nam, trong đó có hàng triệu người chết, có thể ngạc nhiên vì thực tế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ. Xuất khẩu của Việt Nam sang USA là 100 tỷ đô la.
Tôi nhớ chuyến đi Việt Nam của mình, nhờ sự trợ giúp của những người đã tốt nghiệp đại học ở Ba Lan vào những năm 90 và vẫn còn nhớ ngôn ngữ của Adam Mickievich, tôi có thể nói chuyện với những người Việt Nam „bình thường”. Tôi rất ấn tượng vì tính sảng khoái và cần cù của họ.
„Bát mồ hôi đổi lấy chén cơm”, tục ngừ Việt Nam có câu đại loại như vậy, còn tôi đã có dịp tận mắt chứng kiến điều đó. Ở đây quả thực lao động xác định giá trị con người.
Sự có mặt của những sinh viên tốt nghiệp tại Ba Lan đương nhiên đã tạo ra khả năng làm kinh tế. Điều đó càng thú vi hơn vì Ba Lan là đất nước thuộc Liên minh Châu Âu và hiệp định UE – Việt Nam ký kết năm 2020 (EVFTA) đã loại bỏ nhiều biểu thuế hải quan và tiến tới sẽ loại bỏ 99% các rào cản thuế quan trong vòng 10 năm.
Điều đó tạo ra những khả năng lớn, do vậy chúng ta mong sao việc kinh doanh của Ba Lan phát triển mạnh mẽ ở thị trường Việt Nam. Trao đổi thương mại của chúng ta ngày nay mới chỉ ở con số khiêm tốn 5,5 tỷ đô la, trong đó – thật tiếc – gần 5 tỷ là nhập khẩu, còn xuất khẩu chỉ chiếm khoảng gần 600 triệu đô la. Một niềm an ủi là chỉ riêng năm 2023 xuất khẩu của chúng ta đã tăng trưởng 20% so với năm trước. Điều đó chỉ ra tiềm năng lớn như thế nào. Trao đổi thương mại của chúng ta ngày càng lớn, từ Việt Nam chúng ta nhập các hàng điện tử, các bộ phận của điện thoại, máy vi tinh, màn hình. Không cần là nhà phù thủy cũng có thể tiên đoán rằng đất nước này sẽ càng ngày càng thay thế tốt hơn cho các nhà cung cấp từ trước tới nay. Giá cả, chất lượng, tính cạnh tranh là thế mạnh.
Tôi lo lắng về xuất khẩu kém cỏi của Ba Lan bao nhiêu thì cảm thấy mừng bấy nhiêu vì đầu tư của Ba Lan vào Việt Nam. Một trong những đầu tư lớn nhất, ước tính hàng chục triệu đô la, là trong ngành dược, do tập đoàn Adamek thực hiện. Như các chủ hãng khẳng định:”Đất nước này với gần 100 triệu dân, là một trong những thị trường tiềm năng nhất và phát triển năng động nhất ở châu Á”.
Công
ty Ba Lan tiếp quản hãng Dovipharm của Việt Nam đang tạo
ra hơn 300 sản phẩm dược,
Nguồn: https://trybuna.info/swiat/wietnam-w-pieciu-smakach/
/>
Người dịch: Nguyễn Văn Thái/br
Bình luận