2020-06-25 12:13:45

Chuyến thăm Nhà Trắng của ông Andrzej Duda gây bức xúc ở bên kia bờ đại dương. Ai sẽ được lợi?

Bartosz T. Wieliński, 24/6/2020 | 20:23

Tổng thống Andrzej Duda tại sân bay Balice trước khi khởi hành đến Hoa Kỳ, ngày 23 tháng 6 năm 2020 (Ảnh: Jakub Porzycki / Agencja Gazeta)

Bà Madeleine Albright, ngoại trưởng Mỹ thời tổng thống đảng Dân chủ của ông Bill Clinton, người nhận Ba Lan vào khối NATO, chắc phải đặc biệt khó chịu khi ông Donald Trump mời ông Andrzej Duda đến Nhà Trắng gặp gỡ một tiếng vào thời điểm bốn ngày trước khi diễn ra vòng một cuộc bầu cử tổng thống ở Ba Lan. Bà đã quyết định đưa ra một bản tuyên bố đặc biệt.

Rõ ràng là việc mời (tổng thống Andrzej Duda) đến Nhà Trắng vài ngày trước cuộc bầu cử ở Ba Lan sẽ bị lợi dụng bởi mục đích chính trị của các dảng ở cả hai nước. Hơn nữa, nó được làm đúng vào thời điểm khi đảng cầm quyền ở Ba Lan coi thường luật pháp, tấn công các truyền thông độc lập và các nhóm dân thiểu số, trong đó có việc tấn công cộng đồng đồng tính LGBT mới đây ở Ba Lan” – bà viết và nhấn mạnh rằng chuyến thăm của Duda là một sai lầm của bộ máy hành chính Donald Trump.

Bà Albright không phải là người duy nhất làm việc này. Lên tiếng phản đối đầu tiên là ông Thượng nghị sỹ Washington Eliot L. Engel, người đứng đầu Tiểu ban đối ngoại Hạ Viện thuộc đảng Dân chủ. Theo ông, chuyến thăm của Duda ở Washington là „không đúng chỗ”. – Đây là bằng chứng sự mê mẩn của tổng thống Trump với các nguyên thủ thể hiện khuynh hướng chuyên quyền – ông viết trong bản tuyên bố. Engel nhấn mạnh là „Ba Lan là đồng minh gần gũi và quan trọng của Hoa Kỳ”, nhưng „tổng thống Duda và đảng Luật pháp và Công lý của ông ta đã phá sự độc lập của ngành tư pháp Ba Lan, đưa những người của đảng vào nắm các chức vụ quan trọng trong quân đội và tấn công truyền thông độc lập”.

Thời điểm của cuộc gặp của tổng thống Trump với tổng thống Duda tạo ra ấn tượng xấu là Hoa Kỳ thích một đảng cụ thể, điều này không giúp cho mối quan hệ Ba Lan-Mỹ– đây là một tuyên bố nữa của thượng nghị sỹ khác, ông Bob Menendez của đảng Dân chủ.

Là một nữ công dân Mỹ gốc Ba Lan, người đánh giá cao mối quan hệ Ba Lan-Mỹ, tôi lo ngại việc can thiệp không đúng chỗ của tổng thống Trump vào chính trường nội bộ của Ba Lan và mời tổng thống Duda đến Nhà Trắng, để giúp ông ta trong cuộc bầu cử bằng cách đó” – bà Nancy Kaptur, một nghị sỹ uy tín cao của Hạ viện, nhiều năm hoạt động hậu trường về các vấn đề Ba Lan ở Wazhington viết trong tuyên bố của mình.

Vụ tấn công LGBT đã không qua đi mà không để lại tiếng vọng gì

Bốn tuyên bố trên –ngoài điều là các tác giả của chúng cho rằng tổng thống USA không nên can thiệp vào cuộc bầu cử ở Ba Lan – còn nói về chiến dịch chống những người đồng tính LGBT, mà tổng thống Duda mở màn. Các tác giả nói thẳng đến những điều mà chưa đầy hai tuần trước khi ông Andrzej Duda hét lên trước những người hâm mộ ở Brzeg tại Dolny Ślask rằng LGBT không phải là người, mà là một hệ tư tưởng có sức phá hoại còn hơn cả chủ nghĩa cộng sản.

Tổng thống Duda và đảng của ông tuyên truyền những khuôn mẫu ác cảm với người đồng tính luyến ái và chính sách trái với các quyền con người và các giá trị mà Hoa Kỳ phải hướng đến việc tuân thủ nó” – ông przewodniczący Engel đã viết.

Tôi lo ngại việc tổng thống Duda thiếu quan tâm về vấn đề quyền con người. Đặc biệt, tôi lo ngại về thái độ chống đối với những người đồng tính LGBT mà ông bộc lộ trong chiến dịch tranh cử” – chúng ta đọc được trong tuyên bố của thượng nghị sỹ Menedez.

Nữ thành viên của Hạ viện, bà Kaptur nhắc Duda là khi so sánh LGBT với chủ nghĩa cộng sản, ông „xúc phạm đến những người đã bầu cho ông và những người yêu tự do trên thế giới, những người trong nhiều thập kỷ khốn khổ với hệ thống độc tài ấy”.

Còn bà Madeleine Albright đả động đến các thông tin không chính thức là trong cuộc gặp của tổng thống Trump và Duda sẽ ra các quyết định liên quan đến việc một phần lính Mỹ mà Hoa Kỳ muốn rút từ Đức đi. – Tôi lo ngại việc hai tổng thống có thể sẽ bàn về việc tăng số lượng binh sỹ Mỹ ở Ba Lan gây thiệt hại cho Đức. Không bao giờ đưuọc dùng các bộ phận của lực lượng vũ trang Mỹ như những con bài trong trò chơi chính trị – bà tuyên bố và cảnh báo là Ba Lan dưới chính phủ của PiS và chính sách không suy nghĩ kỹ của Trump có thể thành một đồng minh yếu của Hoa Kỳ và một thành viên kém NATO.

Ai sẽ hưởng lợi về vẻ ngoài?

Tôi có thể hình dung các phản ứng của các chính trị gia và những nhà ngoại giao chịu trách nhiệm về mối quan hệ với Hoa Kỳ. Họ sẽ nói những ý kiến như vậy về Ba Lan là do tin đồn của những chính trị gia và các nhà báo không thân thiện với chính phủ đảng PiS tung ra. Họ cũng sẽ nói là những người phe Dân chủ– may mắn cho họ, là không có ảnh hưởng gì đến chính sách của ông Donald Trump. Còn bản thân việc Andrzej Duda là chính trị gia đầu tiên sau khi dịch coronavirus được mời đến Nhà Trắng là một biểu hiện rằng Ba Lan quan trọng với Mỹ ra sao.

Vấn đề là ở chỗ rõ ràng cũng như Andrzej Duda muốn lợi dụng cuộc gặp với Trump để cải thiện các kết quả thăm dò dư luận không tốt lắm trước cuộc bầu cử, thì Donald Trump muốn dùng cuộc gặp này để cải thiện bộ mặt của mình. Ít nhất cũng là chứng tỏ với đồng bào của mình rằng mọi thứ đang quay lại bình thường, và các đồng minh đang xin gặp ông ta.

Nhà Trắng không phải là trung tâm quyền lực duy nhất ở Hoa Kỳ. Hạ viện cũng có vai trò quan trọng, cũng phải kể đến Bộ Ngoại giao, Lầu Năm góc. Từ năm 2017 chính sách ngoại giao của PiS chỉ theo lối mà những người bình luận gọi là cách phục tùng – giữ quan hệ tốt nhất với chính quyền ông Trump và bỏ qua các bộ phận khác của bộ xếp hình chính trị này. Các thăm dò dư luận đang không có lợi cho ông Trump, kết quả của cuộc bầu tháng 11 còn chưa chắc chắn. Các nhà ngoại giao khôn khéo bao giờ cũng phòng thủ trên mọi mặt trận. Chỉ có điều là sau năm năm cầm quyền của đảng PiS, Ba Lan có còn những nhà ngoại giao như thế nữa không?

QV
Nguồn: https://wyborcza.pl/7,75399,26066096,wizyta-andrzeja-dudy-w-bialym-domu-budzi-emocje-za-oceanem.html


Sửa lần cuối 2020-06-25 10:12:40

Bình luận

Bình luận qua Facebook