2016-06-28 08:56:26

Một doanh nhân cỡ bự Trung Quốc sẽ nhảy vào Wólka Kosowska, vì ở cái thành phố nhỏ - nơi bán buôn này đang chảy một lượng tiền lên đến 4 tỷ USD.

Kevin Fenn

Ông Kevin Fenn không chỉ đã biết về sự tồn tại của Wólka Kosowska mà còn muốn đầu tư vào đây 20 triệu USD.

Khi ông Andrzej Duda bắt tay ông chủ tịch tả khuynh của Trung Quốc thì ở khách sạn Intercontinental ở Vác sa va đã diễn ra một cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng hơn và cũng cụ thể hơn của các doanh nhân. Một doanh nhân người Trung Quốc, ông Kevin Fenn, người đặt nền móng cho trang mạng kinh doanh OSell cùng với các cộng sự của mình đã trình bày một ý tưởng nhằm văn minh hóa việc buôn bán ở Wólka Kosowska.

OSell, hiện đang được bộ thương mại Trung Quốc ủng hộ, muốn đầu tư 20 triệu đô la để xây ở đây một nơi trưng bày hàng mẫu cho các sản phẩm mới nhất và tốt nhất của các nhà máy của Trung Quốc. Mỗi sản phẩm trưng bày ở đó có thể đặt hàng và nhập với số lượng bán buôn từ Trung Quốc trong 16 ngày – chở bằng „Con đường tơ lụa” đường sắt (*). Nó còn nhanh hơn đặt hàng từ các hãng nổi tiếng như Aliexpress hay Alibaba.com. Và còn thuận tiện hơn, vì không phải mua bán tù mù hay phải cất công bay đến các nhà máy ở Trung Quốc. Việc đầu tư này được chính ông chủ tịch nước Trung Quốc bảo lãnh, người mà ngoài các cuộc hội đàm chính thức với tổng thống Andrzej Duda, đến đây ông còn muốn giải quyết các vụ việc cụ thể cho hãng Huawei (là một nhà tài trợ cho Robert Lewandowski), hay cho ngân hàng Bank of China.

Bằng việc khởi động một khu công viên công nghiệp cho các giải pháp thương mại điện tử, chúng tôi còn muốn xây một cầu nối cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc, nhờ đó họ có thể đi vào thị trường Ba Lan và cả Đông Âu nữa. Đồng thời nó bảo đảm cho một „cánh cửa sổ”, nhờ đó những người bán lẻ ở Ba Lan và Đông Âu có thể có một cách nghĩ mới về từ „Hàng sản xuất tại Trung Quốc”, sẽ là các sản phẩm chất lượng cao hướng đến đối tượng có thu nhập trung bình ở Ba Lan.

Hiện nay Wólka là khu kho hàng Trung Quốc và Việt Nam lớn nhất châu Âu. Nhưng nó cũng nổi tiếng về hàng giả mang tên là „bản sao” hay „bản sao chính thức”, các quần áo giá rẻ, các hàng mua thường không có hóa đơn hay trốn thuế. Nhà sáng lập của OSell với sự bảo trợ của các chính trị gia Trung Quốc đang muốn thay đổi bộ mặt của các hàng mang nhãn Made in China. Để cho hàng hóa của các hãng phổ biến ở Ba Lan như của hãng Xiaomi không còn bị mang tiếng là hàng Tầu nữa.

Theo các nghiên cứu dư luận gần đây thì có tới 70% người Ba Lan không tin cậy các sản phẩm có nguồn gốc từ Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, và có đến 45% tỏ thái độ phản ứng âm với các hãng Trung Quốc và các sản phẩm của họ. Để thay đổi tình trạng này, dự án của Nhóm OSell đã xuất hiện nhằm mục đích quảng bá các sản phẩm làm từ Trung Quốc và để xây dựng mối tin cậy tương hỗ giữa hai bên.

Wólka, Thống lĩnh!

Thành phố nhỏ bán buôn đồ phương xa ở ngoại ô Vác sa va, nơi mà ta không thể trao đổi bằng tiếng Ba Lan được và là nơi các dòng chữ ở chỗ rửa xe được viết bằng tiếng Trung Quốc và Việt Nam giờ ngày càng có giá. Người Trung Quốc ở đó đưa ra các thông báo mà Cơ quan An ninh Quốc gia của Ba Lan (ABW- Agencja Bezpieczeństwa Wewnętrznego) cũng không thể lấy được. Bốn năm về trước trong một chiến dịch chống bọn buôn lậu châu Á, ABW đã thông báo là các hoạt động bất hợp pháp ở đây ước tính có thể lên tới mức "có thể hàng tỷ złoty”. Khẳng định khá chung chung này mới đây được hãng Zheijang China Commodities City Group từ Thượng Hải kiểm chứng. Hãng này khẳng định là lượng tiền quay vòng hàng năm ở trung tâm bán buôn ngoại ô Vác sa va này là gần 4 tỷ đô la Mỹ (sau khi tính ra tiền Ba Lan ta có 16 tỷ złoty).

Các con số nói trên bị lộ ra rất ngẫu nhiên. Ấy là vì hãng nói trên có tên trên thị trường chứng khoán ở Thượng Hải, và họ đã ký hợp đồng cộng tác với Ban quản lý „phần thuộc về Trung Quốc ở Wólka”. Họ thông báo sẽ xây thêm hai dãy nữa thêm vào với 10 dẫy nhà đã có và các nhà quản lý bằng cách này thông báo như thế cho những người muốn đầu tư ở Ba Lan.

Con số này là đáng kinh ngạc vì nó vượt gấp bốn lần thu nhập của hãng quần áo lớn nhất Ba Lan LPP. Còn cả thị trường quần áo và giầy của Ba Lan được đánh giá chỉ có 29 tỷ zł. Nói một cách khác thì Wólka Kosowska là thống lĩnh ở đây. Và các lời đồn về các nhà triệu phú châu Á, đang đi các xe như Bugatii Veyronem ở đó, không nhất thiết là quá phóng đại. Tiếng tăm của trung tâm bán buôn này còn đi xa hơn chúng ta hình dung, vì chính ông Kevin Fenn còn quan tâm đến nó.

Giấc mơ Trung Hoa

Nhà kinh doanh quan tâm đến Ba Lan này là ai? Vào những năm 90 ông ta lập ra ở Trung Quốc mạng máy tính tư nhân đầu tiên, sau đó thâu tóm 70% thị phần phục vụ Internet ở đó. Khi học đại học ở Canada, ông ta lập ra trang mạng xã hội Aimoo, trang mạng xếp trong top năm về lưu lượng mạng ở Bắc Mỹ trong ba năm liền – đấy là lấy từ bản tiểu sử công khai của ông ta. Vào năm 2010, ông ta lập ra OSell phục vụ buôn bán qua mạng ở Trung Quốc.

Còn có nhiều hơn đáng kể các doanh vụ tương tự như thế. Chính người sáng lập Jack Ma của trang mạng Alibaba.com có tên trên thị trường chứng khoán ở New York gần đây đã nói là các hàng giả của Trung Quốc thường còn tốt hơn hàng chính hiệu. Cũng có Wish.com do một người Ba Lan sáng lập, đang bán hàng triệu sản phẩm mỗi ngày. OSell không là cửa hàng internet, mà là một mặt bằng triển lãm (platforma wystawowa). Nó mở ở khắp thế giới các gian hàng mẫu khổng lồ mà ở đó trưng bầy các hàng hóa từ Trung Quốc, nhưng là thứ hàng sang. Thay vì bay tới Trung Quốc đi tìm các sản phẩm hay thì những người buôn bán có thể xem chúng ở nước mình ở. Nó hoạt động như thế nào?

Ông Fenn cho một ví dụ một hãng nhỏ ở Vác sa va hoạt động trong ngành đồ gia dụng, trong đó có cả các đồ trang trí, màn gió và gạch men. Ví như ở Ba Lan các màn gió có trang trí các hạt đậu màu xanh lá cây đang rất mốt. Việc sản xuất một số lượng lớn các hàng như thế ở Trung Quốc phải mất từ 3 đến 6 tháng. Thế nhưng trước đó doanh nhân Ba Lan phải bay gần hai chục tiếng để từ Vác sa va, transit ở Đu-bai đến Quảng Đông, sau đó ông ta phải mất hàng chục ngày để tìm và đánh giá các sản phẩm mới trên thị trường bán buôn ở đó. Một chuyến đi như thế tốn kém đến hàng chục nghìn złoty nếu tính cả vé máy bay và tiền ăn ở.

– Thế thì cách làm trên sẽ không chỉ mất nhiều thời gian và tiền bạc, mà đôi lúc còn khó khăn khi tìm ra các sản phẩm thỏa mãn đòi hỏi của người tiêu dùng ở Vác sa va. Sẽ thuận tiện hơn nếu đi đến gian trưng bày của chúng tôi để đặt hàng tại chỗ, lại còn được thêm hạ giá 40% nữa – ông trình bày về dự án Fenn.

Hãng OSell có đến 20 các kho như vậy trên thế giới, trong đó có cả Đu-bai và Paris, giờ đến lượt Wólka Kosowska – ồ, nghe thế có vẻ đẹp quá nhỉ?

Tác giả: Tomasz Molga, 

NHV dịch từ „natemat.pl”

(*) Chú thích của người dịch: Vào dịp ông Tập Cận Bình đến thăm Ba Lan (19-21/6/2016), con tàu chở hàng đầu tiên chạy từ Trung Quốc đến Ba Lan mang phù hiệu "China Railway Express" sau 12 ngày trên đường đã vào đến ga PKP Cargo ở Vác sa va hôm 20-6-2016. Đoàn tàu gồm 22 toa chở phụ tùng ô tô và hàng điện tử Trung Quốc. Nó đánh dấu một chương mới trong hiệp ước buôn bán giữa Liên minh Châu Âu và Trung Quốc. Tàu xuất phát hôm 8-6 từ ga đường sắt Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, một trong các trung tâm buôn bán lớn nhất của nền kinh tế xếp thứ hai trên thế giới. Con đường này được so sánh với Con đường tơ lụa ngày xưa khi các nhà buôn châu Âu đến châu Á, và được gọi là „Con đường sắt tơ lụa”, dài 11 nghìn km. Nó về thời gian nhanh hơn tàu biển gấp 3 lần, rẻ hơn chở máy bay rất nhiều và theo ước tính, nó làm giá thành hạ đến 30%.

Sửa lần cuối 2016-06-28 07:16:55

Bình luận

Bình luận qua Facebook