2015-04-27 21:33:26

Joan Baez – nữ ca sỹ huyền thoại, một cuộc đời sôi động


Nhị Hồng dịch từ tuần báo “Forum”

Từ hơn 50 năm nay, Joan Baez là một trong những gương mặt trung tâm của đời sống văn hóa và chính trị nước Mỹ. Bà là một nữ danh ca nổi tiếng, một nhà hoạt động tích cực cho phong trào hòa bình. Bà còn là một phụ nữ xinh đẹp, người tình của nhiều nhân vật nổi tiếng (trong những người bạn của bà có những người đàn ông được coi là thần tượng của seks). Bạn có thể liệt kê bất kỳ một ngày trọng đại nào đó của nước Mỹ, tính từ những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước cho đến nay, thì Joan hoặc là quen biết với những nhân vật trung tâm hoặc trực tiếp tham gia vào các sự kiện đó

Ở Mỹ vừa xuất hiện cuốn sách tiểu sử viết về Bob Dylan, trong đó Joan Baez là một trong những nhân vật trung tâm. Mùa hè 1964 Dylan cùng với Baez chìm đắm vào một thành phố nhỏ ở bang New Jork để xây dựng đĩa hát thứ tư của mình, sau đó được mang tựa đề “Another Side of Dylan”, trong đó có bài hát nổi tiếng “It Ain’t Me Baby” (Không phải Anh, Em yêu). Mặc dù họ tỏ ra là một đôi hạnh phúc, nhưng chỉ năm sau Dylan cưới một cô gái khác làm vợ, đó là Sara Lownds - một người mẫu và cô gái của “Playboy”.

- Tại sao không phải là Baez? – một lần Maymudes, tác giả cuốn sách – đã hỏi Dylan.

- Bởi vì Sara sẽ ở nhà nếu tôi muốn, sẽ làm tất cả nếu tôi yêu cầu. Còn Joan sẽ không thế, sẽ không có mặt khi tôi cần. Sẽ không làm điều mà tôi muốn.. “Bob không muốn cạnh tranh với Joan. Nếu ông là vua thì bà là hoàng hậu, nhưng Bob không muốn bà là hoàng hậu, mà chỉ là một ai đó bình thường hơn”.

Theo Maymudes thì chính Baez đã đảm bảo cho Dylan vinh quang và nhờ đó là tài sản. Tuy nhiên sau khi quan hệ tan vỡ thì Dylan không còn quan tâm đến sự xả thân nữa, còn Baez thì càng tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị hơn – tôi không phải người được tạo ra để chung sống vợ chồng – bà thổ lộ. Mặc dù bà quyết định không đi đến hôn nhân nữa, nhưng những người đàn ông vẫn xuất hiện trong cuộc đời bà, trong đó có Steve Jobs, nhà sáng lập ra hãng Apple, người đã từng là hàng xóm của bà trong một thời gian ngắn.

Một lần có một nữ nhà báo Úc gọi điện thoại cho tôi và hỏi: “có lúc nào bà nghĩ rằng bà là người đàn bà duy nhất trên thế giới trông thấy trần truồng cả Steve Jobs lẫn Bob Dylan?”. Tôi cười: “nhưng không cùng lúc!”

Joan Baez là người con lai của hai dòng máu Tây Ban Nha và Scotlan. Từ bé đã sống ở miền nam Kalifornia. – Bọn trẻ con da trắng xa lánh tôi, còn bọn trẻ con Meksyko thì không ưa tôi vì tôi khác chúng nó. Chỉ khi tôi bắt đầu chơi đàn mandolin và hát tụi trẻ con mới chơi với tôi và tôi trở thành một dạng tay hề cung đình. Điều đó đối với tôi rất quan trọng, vì chúng nó đã chấp thuận tôi.

Ngày nay nhìn Baez, tóc đã bạc nhưng hãy còn là một phụ nữ xinh đẹp, khó mường tượng là đã có lúc bà cần sự chấp thuận của những người khác. Từ nhiều năm nay bà sống ở một trong những thành phố giàu có nhất thế giới, nơi đâu những dinh thự trị giá 30 triệu đô la là bình thường và trong các nhà hàng, bên bàn nào cũng có thể gặp các nhà tỷ phú. So sánh với các biệt thự sang trọng thì nhà của Joan Baez rất cổ lỗ sỷ, xây dựng cẩu thả, trước nhà mấy chiêc xe củ, không rửa ráy. Bà ăn mặc cũng đơn giản. Tuy nhiên từ nơi bà tóat ra sự tự tin, sự yên tĩnh đặc trưng cho loại người mà suốt cuộc đời tự cho mình là outsider.

Joan nhớ lại, một thời gian khá dài bà cứ băn khoăn về tài năng âm nhạc của mình. – Qua nhiều năm tôi không biết rằng âm giọng của tôi có độ ngân đặc biệt. Tôi nghĩ rằng mỗi người đều có thể hát, nếu họ muốn. Liệu có thời điểm cụ thể nào làm cho bà ý tưởng được rằng bà thực sự có tài năng âm nhạc? – Đúng ra thì không, nhưng tôi đã trải qua nhiều khoảnh khắc choáng ngợp. Chẳng hạn có lần tôi tôi biểu diễn tại câu lạc bộ dân ca, ở đó có nhiều người cùng hát và tôi cảm thấy, đúng là giọng tôi có khác họ. Và cùng với thời gian, khi người ta bắt đầu gọi tôi là “huyền thoại”, thì tôi giản đơn là chấp nhận, rằng tôi có chất giọng đặc biệt.

Thực tế là qua gần 50 năm bà có giọng hát rất đặc biệt. Sau đó bỗng nhiên tất cả đều thay đổi. – Khoảng ba năm về trước, tôi đã sẵn sàng đầu hàng, bởi vì tôi không còn làm chủ được chất giọng của mình. Không có gì kinh khủng lắm, nhưng đối với tôi là một sự dằn vặt khủng khiếp, khi tôi muốn hát các âm cao, tôi nhận thấy âm giọng của mình hơi quái lạ.

Một trong những người bạn khuyên tôi nên khám ở bác sỹ thanh quản. Ông này giới thiệu tôi đến nữ bác sỹ về âm thanh học và kết quả thật bất ngờ. Bà bác sỹ này cho tôi một loạt dụng cụ mới và sau hai lần chữa chạy, tôi đã cùng với nhóm lên đường đi biểu diễn. Cả nhóm đều nhận thấy sự khác biệt trong chất giọng của tôi. Tôi đã lấy lại được chất giọng và lại có thể ngân những nốt cao.


Nếu như Joan Baez, nữ ca sỹ từng bị dằn vặt vì nghi ngờ chất giọng của mình, thì hoàn toàn trái ngược với Joan Baez, nhà hoạt động xã hội xuất chúng. Khi đã rơi vào lĩnh vực chính trị, Joan không bao giờ nghi ngại.

Thế giới này chưa vươn tới tầm những mong đợi của bà về bình đẳng và bác ái, ngay cả bây giờ và cả khi bà mới 15 tuổi, lúc bà không chịu tôn thờ lá cờ của Mỹ quốc. Tám năm sau, bà đã bày tỏ sự phản kháng trên diễn đàn toàn quốc bằng những bài ca chống bạo lực và phân biệt chủng tộc. Bà là một trong những người tham gia cuộc Tuần Hành về Washington, trong ngày mà Luther King thuyết trình với bài phát biểu nổi tiếng “Tôi đã có giấc mơ”. - Những dòng người kéo dến Washington ồ ạt, gây cảm giác chấn động, tựa như sóng thủy triều. Khi được hỏi về bản thân Luther King, bà trả lời: - Mọi người không thể tưởng tượng được, ông ấy là người vui tính đến thế nào.

Sau khi thông qua đạo luật về quyền công dân và vụ giết hại Luther King, phong trào bị mất mát nhiều về sức mạnh. Nhưng cuộc chiến tranh bùng nổ ở Việt Nam đã xoay hướng các phần tử tích cực về một vùng đất xa xôi mới. Joan Baez lần nữa lại có mặt ở vị trí tiên phong của những người phản kháng.

Năm 1972 bà đã đến Hà Nội trong phái bộ hòa bình và đã kinh qua 12 ngày đêm máy bay Mỹ ném bom xuống Hà Nội. – Suốt ngày đêm chúng tôi phải ngồi trong tầng hầm của khách sạn – bà nhớ lại – Chưa bao giờ trong đời tôi sợ đến thế. Tôi đã nghĩ đến cái chết.

Theo Joan Baez không có một lãnh tụ chính trị nào có thể sánh ngang với Luther King, chừng nào Barack Obama chưa xuất hiện trong các cuộc miting bầu cử tổng thống. Tuy nhiên sau khi đắc cử, Obama đã làm bà thất vọng. – Thật đáng tiếc là Obama đã không giữ mối quan hệ với những người bình dân. Ông đã có tai mắt và sự ủng hộ của hàng trăm triệu người, nhưng bây giờ không còn lại bao nhiêu.

Trong tất cả các lãnh tụ mà bà từng quen biết, chỉ có Vaclav Havel là đáp ứng các đòi hỏi của bà về một lider thực sự - Ông ta là nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị, bên cạnh đó có một tầm suy nghĩ bất thường. Và ông không ngại mạo hiểm.

Qua năm tháng, những người thực hiện protestsong xuất hiện và ra đi, nhưng Joan Baez lúc nào cũng trung thành với những chính kiến của mình. Hy sinh thời gian và năng lực cho hoạt động xã hội bà phải gánh chịu những mất mát về tài chính. Các hãng băng, đĩa không xếp hàng để được đầu tư vào một ca sỹ cứ ương ngạnh moi móc những tội lỗi của người Mỹ. Ngoài ra khán giả thuộc nhiều tầng lớp thông thường tránh xa chính trị.

Sửa lần cuối 2015-04-27 19:44:25

Bình luận

Bình luận qua Facebook