![]() |
Właśnie dwukonną bryką wjechał młody panek
I obiegłszy dziedziniec zawrócił przed ganek,
Wysiadł z powozu; konie porzucone same,
Szczypiąc trawę ciągnęły powoli pod bramę.
We dworze pusto, bo drzwi od ganku zamknięto
Zaszczepkami i kołkiem zaszczepki przetknięto.
Podróżny do folwarku nie biegł sług zapytać;
Odemknął, wbiegł do domu, pragnął go powitać.
Dawno domu nie widział, bo w dalekim mieście
50 Kończył nauki, końca doczekał nareszcie.
Wbiega i okiem chciwie ściany starodawne
Ogląda czule, jako swe znajome dawne.
Też same widzi sprzęty, też same obicia,
Z któremi się zabawiać lubił od powicia;
Lecz mniej wielkie, mniej piękne, niż się dawniej zdały.
I też same portrety na ścianach wisiały.
Tu Kościuszko w czamarce krakowskiej, z oczyma
Podniesionymi w niebo, miecz oburącz trzyma;
Takim był, gdy przysięgał na stopniach ołtarzów,
60 Że tym mieczem wypędzi z Polski trzech mocarzów
Albo sam na nim padnie. Dalej w polskiej szacie
Siedzi Rejtan żałośny po wolności stracie,
W ręku trzymna nóż, ostrzem zwrócony do łona,
A przed nim leży Fedon i żywot Katona.
Dalej Jasiński, młodzian piękny i posępny,
Obok Korsak, towarzysz jego nieodstępny,
Stoją na szańcach Pragi, na stosach Moskali,
Siekąc wrogów, a Praga już się wkoło pali.
Nawet stary stojący zegar kurantowy
W drewnianej szafie poznał u wniścia alkowy
I z dziecinną radością pociągnął za sznurek,
By stary Dąbrowskiego usłyszeć mazurek.
Biegał po całym domu i szukał komnaty,
Gdzie mieszkał, dzieckiem będąc, przed dziesięciu laty.
Wchodzi, cofnął się, toczył zdumione źrenice
Po ścianach: w tej komnacie mieszkanie kobiéce?
Któż by tu mieszkał? Stary stryj nie był żonaty,
A ciotka w Petersburgu mieszkała przed laty.
To nie był ochmistrzyni pokój! Fortepiano?
Na niem noty i książki; wszystko porzucano
Niedbale i bezładnie; nieporządek miły!
Niestare były rączki, co je tak rzuciły.
Tuż i sukienka biała, świeżo z kołka zdjęta
Do ubrania, na krzesła poręczu rozpięta.
A na oknach donice z pachnącymi ziołki,
Geranium, lewkonija, astry i fijołki.
Podróżny stanął w jednym z okien - nowe dziwo:
W sadzie, na brzegu niegdyś zarosłym pokrzywą,
Był maleńki ogródek, ścieżkami porznięty,
Pełen bukietów trawy angielskiej i mięty.
Drewniany, drobny, w cyfrę powiązany płotek
Połyskał się wstążkami jaskrawych stokrotek.
Grządki widać, że były świeżo polewane;
Tuż stało wody pełne naczynie blaszane,
Ale nigdzie nie widać było ogrodniczki;
Tylko co wyszła; jeszcze kołyszą się drzwiczki
Świeżo trącone; blisko drzwi ślad widać nóżki
Na piasku, bez trzewika była i pończoszki;
Na piasku drobnym, suchym, białym na kształt śniegu,
Ślad wyraźny, lecz lekki; odgadniesz, że w biegu
Chybkim był zostawiony nóżkami drobnemi
Od kogoś, co zaledwie dotykał się ziemi.
Podróżny długo w oknie stał patrząc, dumając,
Wonnymi powiewami kwiatów oddychając,
Oblicze aż na krzaki fijołkowe skłonił,
Oczyma ciekawymi po drożynach gonił
I znowu je na drobnych śladach zatrzymywał,
Myślał o nich i, czyje były, odgadywał.
Przypadkiem oczy podniósł, i tuż na parkanie
110 Stała młoda dziewczyna. - Białe jej ubranie
Wysmukłą postać tylko aż do piersi kryje,
Odsłaniając ramiona i łabędzią szyję.
W takim Litwinka tylko chodzić zwykła z rana,
W takim nigdy nie bywa od mężczyzn widziana:
Więc choć świadka nie miała, założyła ręce
Na piersiach, przydawając zasłony sukience.
Włos w pukle nie rozwity, lecz w węzełki małe
Pokręcony, schowany w drobne strączki białe,
Dziwnie ozdabiał głowę, bo od słońca blasku
Świecił się, jak korona na świętych obrazku.
Twarzy nie było widać. Zwrócona na pole
Szukała kogoś okiem, daleko, na dole;
Ujrzała, zaśmiała się i klasnęła w dłonie,
Jak biały ptak zleciała z parkanu na błonie
I wionęła ogrodem przez płotki, przez kwiaty,
I po desce opartej o ścianę komnaty,
Nim spostrzegł się, wleciała przez okno, świecąca,
Nagła, cicha i lekka jak światłość miesiąca.
Nócąc chwyciła suknie, biegła do zwierciadła
Wtem ujrzała młodzieńca i z rąk jej wypadła
Suknia, a twarz od strachu i dziwu pobladła.
Twarz podróżnego barwą spłonęła rumianą
Jak obłok, gdy z jutrzenką napotka się ranną;
Skromny młodzieniec oczy zmrużył i przysłonił,
Chciał coś mówić, przepraszać, tylko się ukłonił
I cofnął się; dziewica krzyknęła boleśnie,
Niewyraźnie, jak dziecko przestraszone we śnie;
Podróżny zląkł się, spójrzał, lecz już jej nie było.
Wyszedł zmieszany i czuł, że serce mu biło
Głośno, i sam nie wiedział, czy go miało śmieszyć
To dziwaczne spotkanie, czy wstydzić, czy cieszyć.
Chàng Tadeush (tiếp theo kỳ trước)
Chính lúc ấy, một chàng trai ghé tới
Xe song mã lượn vòng chậm rãi ở sân sau
Rồi lữ khách ung dung bước lên tiền sảnh
Để lũ ngựa khoan thai gặm cỏ ven rào
Dinh thự giờ này sao đang vắng tanh
Cửa ra vào chỉ khép hờ không đóng
Thanh gỗ chắn ngang vẫn nằm chỏng gọng
Chốt cửa ra vào đã bỏ từ lâu
Lữ khách không chờ, không đợi người hầu
Tự mở cửa vào, vui mừng khôn xiết
Vì đã lâu rồi, xa ngôi nhà thân thiết
Từ thủ đô học xong, hôm nay mới trở về
Lữ khách chạy vào, ánh mắt si mê
Nhìn bức tường xưa xiết bao trìu mến
Những vật dụng thân quen chứa đầy kỷ niệm
Những đồ chơi yêu thích thuở ấu thơ
Tất cả vẫn còn đây, mà sao thấy khác xưa
Hình như đều nhỏ hơn và xấu hơn thì phải
Trên tường vẫn treo những chân dung ấy
Quá đỗi thân thương, quá đỗi nao lòng.
Đây là hình Kosiusko (1) - vị tướng anh hùng
Trong chiếc áo khoác ngoài kiểu Krakov cổ
Đôi mắt ngước lên nhìn trời ủ rũ
Hai tay nắm vào đốc kiếm thiêng liêng
Trước bàn thờ, Người trịnh trọng thề nguyền
Sẽ đánh đuổi khỏi Ba Lan cả ba cường quốc
Nếu sự nghiệp không thành Người xin được chết
Ngay dưới lưỡi gươm gắn bó suốt đời mình
Cạnh đó là Reytan (2) trong y phục cổ truyền
Vẻ mặt não nề khi nền tự do cả quốc gia bị mất
Con dao nhọn run trong tay bần bật
Mũi hướng vào trong, chính giữa bụng mình
Fedon và Đời Caton (3) nằm phía trước lặng thinh
Tiếp là Yasinski (4) - nét u sầu đượm trên gương mặt
Và Korsak (5) - bạn đồng hành không rời nhau nửa bước
Cùng đâm chém quân thù bên ụ súng Praga
Dưới chân chất đầy xác lính Moskva
Còn xung quanh đang ngùn ngụt cháy
Đường phố Praga ngập tràn lửa khói.
Kìa là chiếc đồng hồ quả lắc thân thương
Vẫn đứng như xưa trong hộp góc tường
Sống dậy niềm hân hoan của thời thơ trẻ
Chàng vội đến bên mở hộp kéo dây chuông
Khúc Donbrovski (6) liền lảnh lót ngân vang
Kéo chàng trai về những ngày thơ ấu.
Chạy khắp ngôi nhà tìm căn phòng yêu dấu
Nơi đã mười năm xa cách vấn vương
Chàng bước vào phòng, lùi lại, băn khoăn
Ngước mắt ngạc nhiên nhìn khắp căn phòng nhỏ
Đây chẳng lẽ lại là phòng phái nữ?
Ai đã thay chàng sống ở nơi này?
Chú của chàng vốn chưa vợ xưa nay
Còn người cô ở tận Petecbua xa tắp
Chẳng lẽ là phòng bà quản gia trại ấp?
Song cớ sao lại đặt chiếc dương cầm?
Những bản nhạc bày bừa, sách vở vất lung tung
Vẻ lộn xộn đáng yêu, sản phẩm của bàn tay còn trẻ
Và đây nữa, chiếc váy trắng mở khuy trên thành ghế
Chắc chủ nhân vừa vứt đó để thay
Trên bệ cửa, những đôn đất trồng hoa xếp một hàng dài
Phong lữ đỏ, đinh tử và cúc vàng, violet tím
Qua cửa sổ lữ khách nhìn không chán
Và ngạc nhiên thấy cảnh đã khác xưa
Ven hàng rào, nơi những bụi gai vốn mặc sức chen đua
Là vườn cây cạnh lối mòn dày công tỉa xén
Vô số loài hoa vô cùng quý hiếm
Giống nhập từ Anh quốc, giống bạc hà
Một rào gỗ thưa bao bọc kín vườn hoa
Trên mắt cáo long lanh đoá cúc màu vàng nhạt
Giữa vườn lóe lên một chiếc bình mạ bạc
Những luống hoa vừa được tưới chưa lâu
Bóng người làm vườn sao chẳng thấy đâu
Hay vừa nghỉ, mới ra ngoài đâu đấy
Cánh cửa vườn vẫn lắc lư động đậy
Những vết chân còn hằn rõ chưa mờ
Vết chân trần trên cát mịn và khô
Cát trắng đẹp như tuyết vừa chạm đất
Cát lưu giữ dấu chân không giày tất
Của đôi gót son chỉ kịp lướt trên đường
Rất nhẹ, rất êm, nhưng cũng thật rõ ràng.
Lữ khách đứng bên cửa sổ trầm ngâm
Mải ngắm nhìn và lòng dạ lâng lâng
Hít đầy lồng ngực hương thơm hoa cỏ
Đôi mắt tò mò dõi theo con đường nhỏ
Và lần theo khóm hoa tím trong vườn
Dấu chân nhỏ kia lại cuốn hút mắt chàng
Đang thử đoán xem vết chân ai để lại
Mắt tình cờ ngước lên bỗng thấy người con gái
Dáng mảnh mai đứng cạnh hàng rào
Một cô gái trẻ trung, y phục trắng thanh tao
Bộ váy áo chỉ che vừa kín ngực
Để lộ bờ vai và chiếc cổ thiên nga trắng muốt
Bộ đồ này con gái Litva chỉ mặc sáng tinh mơ
Và đàn ông không được thấy bao giờ
Dù chẳng có ai đang ở gần quanh đó
Cô gái vẫn lấy tay che ngực mình, e dè xấu hổ
Tóc không uốn cao mà tết thành lọn nhỏ trên đầu
Sợi xòa loăn xoăn sau những chiếc kén trắng phau
Trang điểm mái đầu ưa nhìn kỳ lạ
Và dưới tia nắng mặt trời lấp loá
Trông hệt như vương miện sáng long lanh
Đội trên đầu các vị Thánh trong tranh
Gương mặt của nàng không nhìn thấy được
Vì vẫn hướng ra cánh đồng phía trước
Chắc đang dõi tìm gì đó đằng xa
Nàng thấy rồi, chợt cất tiếng cười, vỗ tay hoan hô
Rồi như cánh chim trắng từ hàng rào lao xuống
Nàng lướt qua vườn, qua luống hoa, bay lượn
Và lần theo tấm ván dựng làm cầu
Chỉ chớp mắt đã vào phòng qua cửa sổ đằng sau.
Như ánh trăng lung linh êm ái nhẹ nhàng
Miệng hát, tay nâng váy chạy thẳng vào trước gương
Bất chợt thấy chàng trai, nàng buông rơi gấu váy
Mặt trắng bệch vì ngạc nhiên sợ hãi
Mặt chàng trai cũng đỏ lựng như ráng mây
Giữa hừng đông bất chợt gặp sao mai
Chàng khiêm nhường lấy tay che ngang mắt
Muốn tỏ lời xin lỗi nhưng chỉ cúi nhìn xuống đất
Và từ từ lùi bước lại sau
Mặc cô gái kêu khẩn thiết vài câu
Không rõ điều gì, giống đứa trẻ ngủ mơ sợ hãi
Lữ khách ấp úng đôi môi, ngoái đầu nhìn lại
Song thiếu nữ kia đã biến đâu rồi
Chàng bối rối đi ra, tim đập mạnh liên hồi
Không biết cuộc kỳ ngộ có làm chàng ngượng
Hay cảm thấy vui mừng mà mỉm cười sung sướng.
Chú thích
(1) Tadeusz Kościuszko: Tướng quân, lãnh tụ khởi nghĩa của nhân dân Ba Lan (ND).
(2) Rejtan: Đại biểu của Nowogrodek tại quốc hội Ba Lan, năm 1772 đã dũng cảm phản đối việc chia cắt đất nước, tự tử năm 1780 (ND).
(3) Fedon: Tác phẩm cổ điển của Socrates viết về sự bất tử của linh hồn; Đời Caton của Plutarch ca ngợi tấm gương một chính khách bất khuất (ND).
(4) Jasiński: Nhà thơ đồng thời là tướng công binh, người đã chuẩn bị cuộc khởi nghĩa Wilno năm 1794. Mất trong cuộc chiến đấu tại Praga Vácsava năm 1794 (ND).
(5) Korsak là đại biểu quốc hội và chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Praga Vácsava, hy sinh bên cạnh Jasiński (ND).
(6) Dąbrowski: Lãnh tụ, người tổ chức nghĩa quân Ba Lan tại Ý. Hành khúc Dąbrowski hiện nay được chọn làm quốc ca Ba Lan (ND). (CÒN TIẾP)
Nguyễn Văn Thái
Bình luận