2015-02-18 12:38:26

Hãy làm quen với người hàng xóm-Người Việt tại Raszyn.


Theo tính toán được công bố của Viện Các Vấn đề Công cộng, cứ bảy nhân khẩu sống tại Raszyn thì có một người nước ngoài. Trong số 22 ngàn người có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, thì 1500 người thuộc dân tộc khác. Chắc chắn số lượng này còn lớn hơn. Trong đó nhóm đông nhất và dễ nhận biết nhất là người Châu Á – trước hết là người Việt Nam.

Cuộc hành trình đến bờ sông Wisła

Việt Nam, một dân tộc có tới bốn ngàn năm lịch sử. Cho đến giữa thế kỷ XIX, người Việt được biết đến như một dân tộc ít khi ra khỏi non sông bờ cõi. Mãi sau này Thực dân Pháp đã thay đổi tình hình, tiếp đó, do địa chính trị biến đổi một cách đột ngột trong thế kỷ XX.

Họ bắt đầu đến Ba Lan vào giữa những năm năm mươi của thế kỷ trước, chủ yếu trong khuôn khổ trao đổi sinh viên. Mãi tới khi thay đổi thể chế, mở cửa thị trường thì thấy rằng, đó chính là sự kích thích mạnh nhất đối với cuộc di cư lớn lao tới bờ sông Wisła. Đặc biệt, các khu phố phía nam Warszawa và các quận ngoài thành giáp ranh với những khu phố đó đã trở thành nơi tập trung đông nhất cộng đồng người Việt tại Ba Lan.

Nguyên nhân chính để họ chọn quận Raszyn chúng ta là vì nhà gần khu kho và Trung tâm Buôn bán ở Wólka Kosowska. Không có gì ngạc nhiên rằng, Trung tâm Thương mại của người Châu Á lớn nhất phần Châu Âu này và sự phát triển mãnh liệt của nó liên quan tới việc bãi bỏ chợ Sân Vận động Mười năm.

Cộng đồng người Việt tại Ba Lan có nhiều sự khác biệt. Càng ngày càng thấy rõ rệt hình ảnh những người di tản nghèo khó được thay thế bằng các nhà doanh nhân tháo vát và thành đạt. Họ luôn noi theo những tấm gương thành công như Tào Ngọc Tú, người đầu tiên đưa vào thị trường Ba Lan mì ăn liền.

Hội đoàn

Tổ chức lớn nhất của cộng đồng người Việt tại Raszyn là chi hội địa phương của Hội người Việt Nam tại Ba Lan. Hoạt động của Hội rất rộng rãi giúp đỡ những người mới đến cũng như những người đã ở đây nhiều năm – Đồng hương của chúng tôi, chủ yếu là những người mới tới Ba Lan, cần có sự giúp đỡ trong việc học tiếng nước sở tại, pháp luật, tiếp xúc với nhân viên cơ quan nhà nước và cảnh sát – Về hoạt động của hội, tiến sĩ Nguyễn Minh Thành, ủy viên ban chấp hành chi hội, người có gần 35 năm sống ở Ba Lan nói như vậy. Hoạt động của hội không hạn chế ở hình thức giúp đỡ chung chung mà cả vấn đề gia đình và xã hội. Đó là việc quan trọng, cụ thể, càng ngày càng nhiều trẻ em Việt Nam đến trường phổ thông và mẫu giáo quận – Cần phải hòa nhập, quan hệ tốt với hàng xóm Ba Lan – Ông Nguyễn Minh Thành xác định – Sống ở đây, làm việc ở đây, chúng tôi phải hòa nhập vào xã hội Ba Lan – Ông nói thêm. Hỗ trợ giúp đỡ để phù hợp trong hoàn cảnh mới là một trong những mục đích quan trong của hội. Đối với những người mới đến có các lớp học tiếng Ba Lan, Giúp đỡ hợp thức hóa, tiếp xúc với cảnh sát...và nhiều hỗ trợ khác, ngay cả việc giải quyết các dịch vụ theo yêu cầu gia đình đưa người thân quá cố về chôn cất tại quê hương Việt Nam. Trên địa bàn quận, có nhiều hoạt động hợp tác tích cực giữa chi hội với trường phổ thông cơ sở, với ủy ban quận, Trung tâm Văn hóa. Chính từ những cuộc tiếp xúc, liên hệ đó đã tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa xã hội đầy cảm hứng và bổ ích. Không thể không nhắc tới sáng kiến của các thành viên chi hội, quyên góp dựng cây thông Noel trên quảng trường trước tòa thị chính quận, cho người dân Raszyn, đã hai năm nay. Đại diện của hội luôn giữ quan hệ mật thiết với các nhà nghiên cứu, trường đại học tổng hợp như giáo sư Ewa Nowicka, cố tiến sĩ Teresa Halik...Nhờ có những hợp tác đó, Trường Tổng hợp Warszawa mở ra các chuyên đề thực tế „Châu Á ngoai ô Warszawa: Các quan hệ đa văn hóa tại các quận Raszyn và Lesznowola”.

Chủ tịch chi Hội NVN tại Raszyn

Bốn mươi thế kỷ truyền thống.

Trên địa bàn quận, tồn tại hai chùa đạo Phật - ở łazy và Sekocin Nowy do người Việt Nam quyên góp xây dựng nên. Đối với họ, đây là điểm quan trọng trên bản đồ, cho phép giữ lại những nút văn hóa riêng biệt của truyền thống bốn ngàn năm. Nhưng đối với phần lớn lớp trẻ sinh ra và lớn lên tại Ba Lan, truyền thống Việt Nam dần dần mất đi ý nghĩa. Một điều quan trọng mang tính chất quyết định đối với những người luôn nhớ về tổ quốc, luôn giữ quan hệ mật thiết với gia đình ở trong nước, họ muốn xương cốt của mình được an táng tại quê hương. Còn các thế hệ sau này có mong muốn như thế không? Thời gian sẽ chỉ rõ..

kZofia Zajdel, báo „Kurier raszynski” số 47, tháng 01. 2015 – Minh Sơn dịch


Sửa lần cuối 2015-02-18 16:37:24

Bình luận

Bình luận qua Facebook