2014-03-05 10:51:42

Các ngành học không có việc làm sau khi tốt nghiệp


  Du lịch và Giải trí là ngành khó xin việc nhất sau khi tốt nghiệp đại học. Theo các số liệu của Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học (Ministerstwo Nauki i Szkolnictwa Wyższego, viết tắt là MNiSW) có tới 20% sinh viên tốt nghiệp ra không có việc làm. 10% sinh viên học ngành Sư phạm và Xã hội cũng thất nghiệp.

  Tiếp đến là sinh viên ngành Luật: 6% không có việc làm. Cũng theo báo cáo của MNiSW, dễ có việc làm nhất là sinh viên học các ngành Ngôn ngữ hay Kỹ thuật. Ngành Toán cũng là một lựa chọn tốt vì chỉ có 3% số sinh viên tốt nghiệp không có việc làm.

  Khoảng 36% sinh viên đang theo học các ngành Xã hội, đó là các hướng không đảm bảo có việc làm sau khi tốt nghiệp. Đấy là con số này còn ít hơn so với 10 năm trước đây, khi có đến 46% theo học hướng này. Ba Lan đang có quá nhiều các nhà sư phạm.

  Hiện giới trẻ có xu hướng chọn trường và ngành học để dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Xu hướng vào học Y và Kỹ thuật ngày càng có nhiều người chọn. Trong vòng 10 năm gần đây, đã có 17% sinh viên chọn hướng Kỹ thuật, tuy nhiên so với nhu cầu của thị trường lao động thì con số này còn quá ít. 10 năm trước số sinh viên chọn ngành Y chỉ là 3%, hiện nay con số này đã lên đến 8%. Số liệu của MNiSW cho thấy sinh viên nước ngoài đến học ở Ba Lan hay chọn ngành này.

  Để giúp đỡ sinh viên tìm việc làm tốt hơn, cần có chính sách kiểm soát nhu cầu thị trường và tổ chức đào tạo cho phù hợp. Hiện chính phủ Ba Lan đang hoàn chỉnh một hệ thống thông tin cho phép theo dõi một cách khách quan tình hình sinh viên sau khi ra trường thông qua các số liệu mà Bảo hiểm Xã hội Ba Lan (ZUS) đang nắm. Hệ thống này hiện đang được thử nghiệm ở Đại học Tổng hợp Vác-sa-va. Kết quả cho thấy 70% sinh viên của trường này sau khi có bằng thạc sỹ đã tìm được việc làm trong vòng ba năm. Các số liệu của ZUS cho phép biết chính xác sinh viên tìm việc trong bao lâu, số phần trăm không có việc là bao nhiêu cũng như mức lương họ có khi đi làm.

  Từ trước đến nay thì các trường đại học ở Ba Lan đều có trách nhiệm theo dõi số phận của các sinh viên của mình, nhưng bà thứ trưởng MNiSW Daria Lipińska-Nałęcz cho rằng các số liệu mà các trường đã làm chỉ mang tính hình thức, chủ yếu nhằm marketing cho trường mình, mà không cho thông tin về số phận thực sự của các sinh viên đã tốt nghiệp.

 

  Dưới đây là tình hình thất nghiệp trong vòng mười năm gần đây của sinh viên:

         Du lịch và Giải trí – 19,9%

         Sư phạm – 10,3%

         Xã hội học – 9,6%

         Luật – 6,6%

         Xây dựng – 4,2%

         Toán – 3,1%

              (nguồn: MNiSW)

  Cũng theo số liệu của MNiSW trong năm học 2011-2012 ở Ba Lan có hơn 1,760 triệu sinh viên. Số lượng sinh viên đông nhất ở Ba Lan là vào năm học 2005-2006: gần 1,954 triệu.

              (Nguyễn Hữu Viêm, dịch theo wp.pl)

 

Sửa lần cuối 2014-03-05 09:49:13

Bình luận

Bình luận qua Facebook