Nếu tính mức độ giàu nghèo trên mức thu nhập của mỗi công dân đã trưởng thành thì Ba Lan là một trong ba quốc gia nghèo nhất của Liên minh Châu Âu.
Tổ chức tài chính Thụy Sĩ Credit Suisse và UBS đưa ra khái niệm “tài sản” được báo cáo ở đây bao gồm các khoản thu nhập và bất động sản do hộ gia đình sở hữu, sau khi trừ đi khoản nợ của họ. Theo đó, các nước nghèo nhất là ở Đông Âu và vùng Balkan, trong đó đứng đầu là Rumani, tiếp theo là Bungari, Ba Lan và Hungari.
Vào năm 2022, tài sản trung bình của mỗi người trưởng thành ở Rumani chỉ hơn 42.000 euro. Công dân Bulgaria có thể tự hào về số liệu thống kê tốt hơn một chút, còn ở Ba Lan là 50.000 euro, tức là khoảng 216 nghìn zloty/năm (phần lớn trong số này là giá trị căn hộ). Báo cáo cập nhật với dữ liệu của năm 2023 đã tính đến tiền lương và giá bất động sản ở Ba Lan tăng nhanh. Tuy nhiên, Ba Lan vẫn sẽ thuộc về những quốc gia chưa thoát nghèo.
Trong khi đó, tài sản bình quân của một người trưởng thành ở Đan Mạch cao hơn 9 lần so với Rumani. Và Luxembourg, một quốc gia nhỏ bé nhưng rất giàu có, mức chênh lệch với Rumani còn cao hơn gấp 13 lần.
Khoảng 23 phần trăm công dân Ba Lan có tài sản không vượt quá 10.000 euro/năm, trong khi chỉ 10% người Ba Lan có thể tự hào về tài sản trên 100.000 euro/năm, đây là một kết quả đặc biệt kém so với các quốc gia khác.
Nguy cơ nghèo đói và chỉ số loại trừ xã hội
Vào năm 2023, Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat) (dựa vào đánh giá của người dân các nước) đã ước tính rằng 94,6 triệu người ở EU (21% dân số) có nguy cơ nghèo đói. Cơ quan này giải thích rằng đây là những cư dân EU sống trong các hộ gia đình gặp ít nhất một trong ba điều kiện: có nguy cơ nghèo đói, không thể đáp ứng các nhu cầu vật chất cơ bản (một cách nghiêm trọng và dai dẳng) hoặc sống trong một hộ gia đình khó tìm được việc làm cho các thành viên trong gia đình.
Tỷ lệ người có nguy cơ nghèo đói (chỉ số bị loại trừ xã hội) vào năm 2023 được ghi nhận ở Romania (32%), Bulgaria (30%), Tây Ban Nha (27%) và Hy Lạp (26%). Trong khi đó, tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận ở Cộng hòa Séc (12%), Slovenia (14%), Phần Lan và Ba Lan (đều là 16%). Điều này có nghĩa là Ba Lan tương đối ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề nghèo đói. Hoặc ít nhất đó là cảm nhận của chính người dân Ba Lan.
Xuân Nguyên
(Nguồn: https://businessinsider.com.pl/gospodarka/najbogatsze-i-najbiedniejsze-kraje-w-ue-polska-obecna-w-niechlubnym-gronie/179x4cq)
Bình luận