2018-07-09 17:31:42

Bông mã đề - loại cây mọc hoang có nhiều tác dụng

Bông mã đề tên khoa học là Plantago major L., h mã đề – Plantaginaceae, ngoài ra còn tên gọi khácxa tiền. Cây mọc hoang ở rất nhiều nơi trên đất Ba Lan và nếu muốn trồng trong vườn thì cây tương đối dễ sống.

Bông mã đề là loại cây cỏ, thân ngắn. Lá mọc ở gốc cây, có gân dọc theo sống lá. Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Quả mã đề là quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Mỗi quả có 8 - 13 hạt.

Theo Đỗ Huy Bích trong cuốn „Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”: „ Lá mã đề có vị nhạt, tính mát. Hạt có vị ngọt nhạt, nhớt, tính mát, có tác dụng vào 4 kinh: can, phế, thận, tiểu tràng làm thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng và thông tiểu tiện. Bông mã để được dùng chữa ho lâu ngày, viên khí quản, viện thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, đau mắt sưng đỏ, tiêu chảy, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi.

Bộ phận dùng làm thuốc của mã đề:

       - Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử.

       - Toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo.

       - Lá Mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Dùng để nấu nước để uống có tác dụng lợi tiểu và giải độc cơ thể.

Lá bông mã đề non tươi có thể làm thức ăn hàng ngày. Lá bông mã đề xào thịt bò, xào tỏi hoặc thái nhỏ lá nấu canh thịt nạc rất bổ dưỡng và thơm ngon. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cây mã đề đặc biệt là phần lá có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, acid uric và muối trong thận. Do đó, dùng mã đề làm thuốc rất có lợi cho thận và đường tiết niệu.

ST: Nguyễn Kiều - 09/07/2018

Sửa lần cuối 2018-07-09 14:58:10

Bình luận

Bình luận qua Facebook