2018-12-19 09:18:15

Nhịn đi tiểu quá lâu có hại gì? Sau đây là 5 lý do ta không nên làm điều đó

Nếu bạn cảm thấy cần vào nhà vệ sinh thì đừng hoãn việc này. Việc nhịn đi tiểu có thể gây ra các hậu quả rất hại cho sức khỏe. Khi bàng quang đầy, cơ thể gửi tín hiệu là phải tháo nước tiểu ra. Việc br qua các tín hiệu này trong một quãng thời gian dài không chỉ dẫn tới các vấn đề sức khỏe mà còn có thể dẫn tới việc não có thể ngưng phản ứng và không gửi tín hiệu cần thiết nữa.

Nhịn đi tiểu lâu gây cảm giác khó chịu vì bàng quang bị tức, người run và có khi đau ở hố chậu.Việc cố nín làm chúng ta mệt mỏi và tập trung kém. 

Nếu việc nhịn đi tiểu chỉ đôi khi xảy ra và không lâu (ví dụ như ta đang đi đến chỗ làm và trên đường không có nhà vệ sinh), thì ta không nên lo lắng. Còn nếu việc này xảy ra thường xuyên, phải nhịn đi đến vài tiếng thì tình hình tệ hơn.

Một người lớn bình thường đi tiểu từ 3 đến 7 lần mỗi ngày, dù mọi thứ tất nhiên còn phụ thuộc vào lượng và loại chất lỏng uống vào, đồ ăn, tuổi tác và sức mạnh của cơ bàng quang. Vậy nhịn quá lâu (và quá thường xuyên) có thể dẫn đến tác hại gì?

1. Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu

Nước tiểu là môi trường cực tốt cho việc phát triển của vi khuẩn. Nếu nó được đưa ra ngoài đúng lúc thì không sao. Song mỗi khi bị đọng, nó có thể tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn đường tiểu. Vì sao vậy? Vi khuẩn nằm trong ống đái có thể di chuyển đến bàng quang, thận và gây nhiễm trùng ở đó.

Chú ý! Nước tiểu nằm trong cơ thể lâu bao nhiêu thì xác suất để nó lọt ra các chỗ khác và gây bệnh cho hệ tiết niệu càng nhiều bấy nhiêu.

2. Phình bàng quang

Nhịn đái thường xuyên và lâu cũng ảnh hưởng đến bàng quang – làm nó dãn ra. Bình thường bàng quang có thể chứa đến 250 ml chất lỏng (tức cỡ 1 cốc). Nếu bàng quang đầy, các bộ cảm biến gửi đến não thông tin là cần phải đi tiểu. Nếu ta bỏ qua các tín hiệu đó, tức không thải ra thì chất lỏng nằm ở đó sẽ tập trung thêm, làm dãn thành bàng quang và làm nó to ra. Việc này có thể gây hại và rối loạn hoạt động của nó.

3. Lượng nước giải có thể là một thông tin quan trọng về các bệnh

Người lớn, khỏe mạnh mỗi ngày thải ra chừng 1,5 lít nước tiểu trong từ 3 đến 7 lần đi. Việc rối loạn nhịp độ này hay việc giảm lượng đi có thể cho ta biết có sự hoạt động không bình thường của hệ tiết niệu. Ví dụ nếu thải ít có thể là bệnh đái ít (skąpomocz – ít hơn 400 ml mỗi ngày) hay bệnh bí đái (bezmocz – dưới 100 ml mỗi ngày). Tình hình này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe vì các sản phẩm độc hại của quá trình trao đổi chất không bị loại khỏi cơ thể, và hậu quả của nó có thể dẫn đến suy thận. Tình huống ngược lại, tức thải nhiều nước tiểu hơn, ví dụ trên 2000 ml, có thể chứng tỏ có các túi bất thường trong thận (torbielowatości nerek), viêm thận mãn tính  hay bệnh thận bẩm sinh.

4. Nguy cơ sỏi thận

Nhịn đái có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Chúng hình thành do sự tinh thể hóa các khoáng chất và muối của chúng. Khi đó việc lấy sỏi ra sẽ rất đau. Vậy làm rỗng bàng quang thường xuyên sẽ tốt hơn, loại ra khỏi cơ thể các cặn có thể sinh sỏi.

5. Trào ngược nước tiểu

Nhịn đái có thể gây trào ngược nước tiểu từ bàng quang vào các tuyến nước tiểu và thận. Việc trào ngược là nguy cơ lớn gây bệnh viêm thận.

QV (theo https://zdrowie.radiozet.pl/Choroby/Czym-grozi-zbyt-dlugie-trzymanie-moczu-5-powodow-dla-ktorych-lepiej-tego-nie-robic?utm_source=onet&utm_medium=click&utm_campaign=coop)

Sửa lần cuối 2018-12-19 08:17:40

Bình luận

Bình luận qua Facebook