2020-03-20 00:55:43

Làm tăng nhanh sức đề kháng cho cơ thể như thế nào


Tác giả: Monika Grudzińska


Ảnh mang tính minh họa


Làm tăng nhanh sức đề kháng cho cơ thể, tức là khả năng tự (bảo) vệ của cơ thể trước các gien bệnh (patogen) và các tác nhân độc hại khác như thế nào? Có vài cách đã được kiểm nghiệm. Cần phải áp dụng chúng, bởi vì nhờ có hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả thì cơ thể mới tự bảo vệ một cách hữu hiệu trước các con vi rút, vi trùng và nấm.

1.Các phương pháp làm tăng sức đề kháng,

2.Thảo dược làm tăng sức đề kháng của cơ thể,

3.Các loại thực phẩm chức năng cho ăn chay làm tăng sức đề kháng,

4.Ăn chay làm tăng sức đề kháng, tức là các loại rau và đồ muối chua,

5.Tích cực tập luyện và rèn luyện làm tăng sức đề kháng của cơ thể,

6.Sự nghỉ ngơi và chế độ sinh hoạt lành mạnh.

1. Các phương pháp làm tăng sức đề kháng

Làm thế nào để tăng nhanh sức đề kháng của cơ thể? Thật ra thì hàng ngày, cả năm luôn, đều phải nên chăm sóc đến việc này. Nhưng có những hoàn cảnh cần ta phải thực hiện một cách nhanh chóng và cương quyết. Vậy phải làm gì? Cái may ở đây là: có nhiều cách làm.

Điều này lại đặc biệt cần thiết trong thời đại dịch Coronavirus, mà nó đang lan nhiễm ở Ba Lan và trên thế giới từ vài tháng nay.

2. Thảo dược làm tăng sức đề kháng của cơ thể

Làm gì để tăng nhanh sức đề kháng chung của cơ thể? Có thể dùng các loại cây cỏ, thảo dược và các chế phẩm có chứa các chất chiết xuất từ thực vật. Đặc biệt nên chú ý đến các loại sau:

Một cách khác để làm tăng sức đề kháng cho cơ thể là các sáng kiến của ông bà chúng ta ngày trước, tức là: chanh, tỏi, gừng, hành, và cả mật ong nữa. Nước quả ép, si-rô và các loại mứt quả được tạo ra bằng cách tự nhiên, chúng làm tăng thể chất cho cơ thể chúng ta.

3. Các loại thực phẩm chức năng cho ăn chay, làm tăng sức đề kháng

Nếu nói về sức đề kháng thì vitamin D đóng vai trò rất quan trọng. Rất tiếc là nhiều người bị thiếu nó, và bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tâm trạng. Vấn đề ở đây là vitamin D gây khó khăn cho ta. Về lý thuyết thì từ các đồ ăn hàng ngày ta có thể có nó, nhưng kể cả khi đồ ăn của ta có chất lượng hoàn hảo thì ta cũng chỉ có thể có được nhiều nhất là 20 % nhu cầu hàng ngày về lượng đối với vitamin D mà thôi.

Cũng có thể tận dụng những ngày có thời tiết đẹp, bởi vì làn da dưới tác dụng của ánh nắng sẽ tự tổng hợp được vitamin D. Nhưng rất tiếc là vào mùa thu, hay mùa đông hoặc vào lúc đầu xuân thì vẫn sẽ là quá ít. Khi đó cần phải bổ xung bằng các loại thực phẩm chức năng dành cho ăn chay (suplementy diety) hoặc bằng các sản phẩm chữa bệnh, mà chúng có chứa vitamin D.

Đối với hệ miễn dịch, cũng như là đối với công việc phù hợp của não và sự hoạt động chuẩn xác của hệ thần kinh thì a-xít béo gọi là ômêga-3 cũng rất là cần thiết. Và bởi vì cơ thể con người không thể tự tạo ra được, và đồ ăn hàng ngày là nguồn cung – như cá biển, tôm, cua, nhuyễn thể sò, trai, hến - không cung cấp đủ lượng để thỏa mãn nhu cầu, cho nên cần bổ xung ở dạng các loại thực phẩm chức năng (suplementy). Cũng có thể dùng các sản phẩm có chứa Omega-3 hoặc dầu cá, thứ có chứa a-xít béo chưa no và vitamin A, D.

Còn vitamin C thì sao? Té ra là nó không có tác dụng phòng chống, mà chỉ hỗ trợ cơ thể khi bị viêm nhiễm (được dùng với những liều lượng vừa phải). Vậy nên ta sử dụng vitamin C không phải để phòng mà là để chữa.

4. Ăn chay để tăng sức đề kháng, tức là các loại rau và đồ muối chua

Một sáng kiến khác về làm tăng sức đề kháng của cơ thể là: thực hiện các nguyên tắc về chế độ đồ ăn đủ dinh dưỡng. Cần phải nhớ cái gì?

Điều quan trọng là bắt đầu một ngày mới bằng một bữa ăn nóng. Cháo từ bột cán của hạt lúa mạch [XEM] hoặc một loại kê gọi là jaglanka [XEM] là một lựa chọn tốt. Trong thực đơn của một ngày cũng cần phải có hoa quả và rau, củ. Chúng có chứa các chất chống ô-xy hóa (przeciwutleniacze), và chúng trừ khử các gốc tự do (wolne rodniki) và làm tăng sức đề kháng. Một ý tưởng tốt để làm tăng sức đề kháng nữa, là các loại nước củ, quả ép, vd. nước ép tươi từ củ cải sống, có thể thêm táo, cọng cần tây, cam hay là cà-rốt. Bữa ăn trưa thì nên có xúp, là thứ tạo cảm giác no bụng và ấm người. Ta có thể cho thêm các gia vị khác nhau vào xúp, khiến chúng không những sẽ có những nét riêng, mà còn mang cả những đặc tính diệt khuẩn và làm sạch, làm gia tăng hệ miễn dịch.

Trong các món ăn cũng không nên thiếu những mầm hạt (giá đỗ - người dịch), là nguồn cung nhiều loại vitamin và khoáng chấtprotein và các loại a-xít béo gọi là Omega3. Chúng làm gia tăng sức đề kháng của cơ thể và bảo vệ, chống lại tác động của các gốc tự do (chống lão hóa cơ thể - người dịch).

Các đồ muối chua cũng rất quan trọng, như: dưa chuột muối, bắp cải muối hoặc củ cải muối, a-xít (dấm) từ bánh mì làm tại nhà, thậm chí cả thứ được lên men tự nhiên như dấm táo. Các sản phẩm này có chứa các chất lợi khuẩn, mà chúng củng cố hệ vi khuẩn đường ruột. Điều này quan trọng, bởi vì chính ở đó có nhiều các bạch huyết bào (tế bào của hệ miễn dịch) nhất, và chính chúng bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh (drobnoustroje chorobotwórcze).

Các lợi khuẩn tạo thế cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột, kìm hãm sự phát triển của các gien bệnh (patogen) và kích hoạt hệ miễn dịch. Yogurt (một loại sữa chua trộn các mẩu hoa quả xay nhỏ - người dịch) tự nhiên có hệ lợi khuẩn sống, cũng có tác dụng tương đương.

5. Tích cực tập luyện và rèn luyện làm tăng sức đề kháng của cơ thể

Để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể thì việc tích cực tập luyện, nhất là ở ngoài trời, cũng rất quan trọng. Các cuộc đi dạo, bước bộ, bơiđi xe đạpchạy – mỗi một người đều nên làm cái mà mình yêu thích. Cần di chuyển lâu và thường xuyên như thế nào? Các nhà chuyên môn gợi ý rằng: nên áp dụng công thức 3x30x130. Nghĩa là, cần phải hoạt động tích cực ít nhất 3 lần/ tuần, trong 30 phút/ lần. Khi di chuyển thì nhịp tim đập phải nên đạt mức 130 lần/phút.

Thế rèn luyện thì sao? Tắm với nước nóng/lạnh luân phiên, tắm băng lạnh (còn gọi là kiểu hải cẩu – morsowanie), giẫm chân lên dòng nước lạnh ở trong bồn tắm, và dạo bước trong thời tiết lạnh cóng cũng là cách tuyệt vời để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

6. Sự nghỉ ngơi và chế độ sinh hoạt lành mạnh

Sự mệt mỏi, thiếu ngủ, áp lực tâm lý (stres) chính là những kẻ thù đối với hệ miễn dịch. Hệ thống tự vệ (của cơ thể - người dịch) có liên quan mật thiết với hệ thần kinh và sự vận hành, sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy cần phải nhớ, để có một kiểu sống, sinh hoạt lành mạnh, như: ngủ đủ giấc, dành thời gian cho nghỉ ngơi, tránh các áp lực tâm lý và tình trạng căng thẳng. Đây là sự đầu tư cho một trạng thái tâm tĩnh, và cho một trạng thái sức khỏe tốt. Cơ thể mệt mỏi là cơ thể dễ bị viêm nhiễm.


dịch

Nguồn: https://portal.abczdrowie.pl/jak-zwiekszyc-odpornosc?utm_medium=push&utm_source=pushpushgo&utm_campaign=Abc-push

Sửa lần cuối 2020-03-19 23:52:30

Bình luận

Bình luận qua Facebook