2020-06-04 16:54:32

Các nghiên cứu mới: Khẩu trang và giữ cự ly giãn cách xã hội là một sự bảo vệ tốt chống lây nhiễm. WHO đang thay đổi cách nhìn nhận vấn đề này


Các nghiên cứu mới đây khẳng định sự hiệu quả của đeo khẩu trang và giữ cự ly giãn cách xã hội (Getty Images)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang báo trước một sự thay đổi trong các hướng dẫn đề cập đến các trang thiết bị bảo vệ chống lây lan virus corona. Các nghiên cứu mới nhất đã khẳng định không một chút nghi ngờ, rằng: việc bảo vệ chúng ta tốt nhất chính là đeo khẩu trang và giữ cự ly giãn cách xã hội.

1. Bảo vệ hiệu quả như thế nào trước coronavirus?

Các công trình nghiên cứu đã được công bố trong tập san uy tín về y tế  "The Lancet". Đây là một tổng quan lớn nhất và đầy đủ nhất về các trang thiết bị giúp chúng ta chống lại sự lây nhiễm coronavirus.

Nhóm các nhà khoa học quốc tế, dưới sự chỉ dẫn của GS Holger Schunemann, một nhà dịch bệnh học lâm sàng ở trường Mc Master University tại Ontario Canada, đã tiến hành phân tích 172 công trình nghiên cứu ở 16 nước trên thế giới. Họ đã phân tích mối liên quan giữa giãn cách xã hội, và giữa việc đeo khẩu trang và sự bảo vệ mắt với nguy cơ bị lây nhiễm coronavirus. Dưới tầm ngắm của các nhà khoa học là tất cả ba loại coronavirus: SARS-CoV-2 hiện thời và hai loại nữa, mà trước đây chúng đã từng gây ra các bệnh dịch - SARS và MERS.

Và sau đây là các kết luận mang tính mấu chốt của các nhà khoa học:

1.    Cần phải giữ cự ly giãn cách – nó sẽ làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm đến 80 %. Sự phân tích đã chỉ ra rằng: khi giữ cự ly 1 mét đối với người bị bệnh, thì nguy cơ lây nhiễm virus giảm xuống chừng 3 %. Trong cự ly dưới 1 mét thì nguy cơ tăng lên 13 %. Cự ly giãn cách giữa mọi người mà càng lớn, thì nguy cơ lây nhiễm bệnh càng giảm. Khoảng cách được khuyến cáo là ít nhất 2 mét.

2.    Nên đeo khẩu trang – nó sẽ làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm đến  85 %. Đây là một vấn đề đã gây ra tranh cãi nhiều nhất trong cuộc nghiên cứu, bởi vì theo ý kiến của các nhà khoa học và bác sĩ thì nó khác nhau rất nhiều. Sau khi đã tiến hành phân tích kĩ tất cả các tài liệu đã có trong tay, thì các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận, việc che mũi và che miệng là có hiệu quả. Khi đeo khẩu trang là ta làm giảm nguy cơ lây bệnh xuống chừng 3,1 %.

3.    Hãy bảo vệ mắt của mình – nó làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm đến 78 %. Các nghiên cứu cũng đã khẳng định sự hiệu quả của việc che mắt trong đội ngũ nhân viên y tế. Nguy cơ lây nhiễm ở các nhân viên đeo kính, gogle hoặc tấm kính che mặt (przyłbica) là tầm 6 %, so với 16 % ở những người không có bảo vệ mắt.

2. WHO sẽ thay đổi các điều chỉ dẫn về việc đeo khẩu trang

Ngay từ đầu đại dịch coronavirus ở phần lớn các nước đã có các khuyến cáo rằng nên giữ cự ly giãn cách xã hội và nên đeo khẩu trang. Bây giờ các điều hạn chế ngặt ngèo này đang dần được gỡ bỏ, song theo ý kiến của các nhà nghiên cứu thì quyết định này có thể là quá sớm.

Cho đến nay các điều hướng dẫn của WHO nói rằng,  những người đang khỏe mạnh thì chỉ đeo khẩu trang khi mà họ chăm sóc cho những người đang bị bệnh Covid-19. Còn bây giờ thì WHO đang khuyến cáo đeo khẩu trang một cách rộng rãi. Ở Ba Lan từ ngày 30/05/2020 thì lệnh bắt buộc đeo khẩu trang che mũi và che miệng có hiệu lực và nó chỉ áp dụng ở những nơi công cộng và ở những nơi mà không thể giữ cự ly giãn cách 2 mét. Ở Mỹ thì Centers for Disease Control and Prevention cũng đã áp dụng những khuyến cáo tương tự, đồng thời nhấn mạnh rằng: nói chung thì xã hội không cần phải đeo khẩu trang.

Sau khi đã công bố các công trình nghiên cứu, ông Tarik Jašarević, phát ngôn viên của WHO đã nói rằng: Tổ chức Y tế Thế giới đang soạn các cập nhập cho các khuyến cáo của mình về vấn đề bảo vệ chống coronavirus.

3. Loại khẩu trang nào là tốt nhất?

Câu hỏi then chốt còn lại là, chính phủ các nước và các xã hội cần phải hiểu như thế nào về kết quả của các nghiên cứu mới nhất này?

Theo  GS Lindy Bauld từ trường ĐH Uniwersytet ở Edynburg thì phát hiện quan trọng nhất của các nghiên cứu đó là việc giữ cự ly giãn cách xã hội là có ý nghĩa. Bởi vì, sau khi chính phủ Anh đã đưa lệnh bắt buộc phải giữ cự ly giãn cách 2 mét, thì đã có rất nhiều ý kiến kháng nghị từ phía chủ của các công ty, bởi vì chính họ sẽ phải thay đổi rất nhiều về mặt tổ chức. Ông Bauld cho rằng, chính phủ của các nước cần phải lưu giữ nghĩa vụ che mũi và che miệng ở những nơi công cộng, mà nhất là ở trong các phương tiện giao thông công và trong các cửa hàng.

Cần phải đeo những loại khẩu trang nào? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: đối với các nhân viên y tế, thì loại N95 và những loại khẩu trang tương ứng sẽ bảo đảm cho sự bảo vệ tốt hơn, so với các loại khẩu trang bình thường trong phẫu thuật hoặc làm bằng vải bông có nhiều lớp. Song, đối với phần đông xã hội thì chỉ cần loại khẩu trang được làm tại nhà bằng vải bông là đủ.

"Ai phải đeo và đeo loại khẩu trang nào, thì về sau cần phải nghiên cứu kĩ hơn nữa, và cần nghiên cứu bằng phương pháp xác suất (metodą losową) – ông GS Schunemann nói. – Nhưng theo ý tôi thì: kể cả là đeo một cái khẩu trang được tự làm ở nhà thì vẫn hơn là không đeo gì cả".

Biên dịch: HĐ

Nguồn: https://portal.abczdrowie.pl/koronawirus-nowe-badania-maseczki-i-utrzymywanie-dystansu-chronia-przed-zakazeniem-who-zapowiada-zmiane-stanowiska?utm_medium=push&utm_source=pushpushgo&utm_campaign=Abc-push

Sửa lần cuối 2020-06-04 14:56:03

Bình luận

Bình luận qua Facebook