2021-01-23 12:52:30

Chuyện thời covid (T.30)

- Các tác dụng phụ khi tiêm vắc xin COVID-19 và tần suất xảy ra

Hai loại vắc xin hiện đang được chấp thuận sử dụng ở Liên Minh châu Âu. Một là chế phẩm Comirnaty do Pfizer và BioNTech sản xuất, được phê duyệt vào ngày 21/12/2020 và thứ hai là chế phẩm của Moderny được cấp phép vào ngày 6/01/2021 đang có sẵn ở Ba Lan.

Người đứng đầu ủy ban an toàn của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) - Sabine Straus khảng định các loại vắc xin nói trên đáp ứng các yêu cầu rất nghiêm ngặt về an toàn. Các tác dụng phụ rất hiếm và chủ yếu là đau nhẹ. Hiệu suất và độ an toàn của vắc xin vẫn đang được tiếp tục theo dõi.

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng không thể loại bỏ hoàn toàn những rủi ro liên quan đến tiêm vắc xin, không chỉ đối với COVID-19 mà cả những loại vắc xin khác. Việc sử dụng vắc xin gây ra phản ứng của hệ thống miễn dịch - các kháng thể và tế bào miễn dịch được tạo ra. Trong một số trường hợp, phản ứng của hệ thống miễn dịch có thể liên quan đến việc xuất hiện những phản ứng sau tiêm chủng hay còn gọi là các tác dụng phụ của vắc xin.

Tác dụng phụ của vắc xin Pfizer

Như nhà sản xuất đảm bảo, hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ hoặc trung bình và biến mất trong vài ngày kể từ khi khởi phát. Nếu có các tác dụng phụ như đau hoặc nhiệt độ tăng cao gây khó chịu, bạn có thể dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc hạ sốt chứa paracetamol.

Các tác dụng phụ thường thấy nhất (tỷ lệ 1/10 người) là đau chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, ớn lạnh, sốt.

Các tác dụng phụ như sưng tấy chỗ tiêm, mẩn đỏ chỗ tiêm, buồn nôn cũng có thể xảy ra thường xuyên (dưới 1/10 người).

Ít hơn 1 trong 100 người có thể gặp các tác dụng phụ như sưng hạch bạch huyết (nổi hạch) hoặc khó chịu, mất ngủ và đau ở tay chân. Một tác dụng phụ hiếm gặp (tỷ lệ 1/1.000 người) là liệt một bên dây thần kinh mặt.

Thông tin cũng cần được chú ý là các trường hợp bị sốc phản vệ (phản ứng dị ứng). Trong tờ rơi hướng dẫn, nhà sản xuất thông báo không thể ước tính tần suất của phản ứng này từ các dữ liệu có sẵn. Ước tính gần đây của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) chỉ ra rằng trung bình có 11,1 trường hợp sốc phản vệ trên một triệu liều được sử dụng.

Nancy Messonnier, một quan chức cấp cao của CDC nói rằng các trường hợp sốc phản vệ là "cực kỳ hiếm". May mắn thay, chúng ta đã biết cách điều trị sốc phản vệ và những người tiêm vắc-xin được chữa chạy ngay lập tức. Trong phần mô tả vắc xin cũng có cảnh báo rõ ràng rằng trong quá trình sử dụng chế phẩm, người được tiêm chủng cần được điều trị và giám sát y tế trong trường hợp có sốc phản vệ sau khi tiêm chủng.

Tác dụng phụ của vắc xin Moderna

Các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất (gặp ở hơn 1/10 người) là đau chỗ tiêm (92%), mệt mỏi (70%), nhức đầu (64,7%), đau cơ (61,5%) ), đau khớp (46,4%), ớn lạnh (45,4%), buồn nôn / nôn (23%), phù / đau nách (19,8%), sốt (15,5%) .), sưng tấy tại chỗ tiêm (14,7%), đỏ (10%).

Đôi khi (hơn một trong số 100 người) cũng có thể phát ban, mẩn đỏ, phát ban hoặc phát ban tại chỗ tiêm.

Trường hợp không phổ biến (hơn một phần nghìn người, nhưng ít hơn một phần trăm người) là vết tiêm có thể bị ngứa.

Một tác dụng phụ hiếm gặp (gặp ở hơn một trong số 10.000 người nhưng chưa đến một phần nghìn) là sưng mặt. Những người đã được chủng ngừa cũng có thể xuất hiện chứng rối loạn 22, 28 và 32 ngày sau liều tiêm thứ hai.

Cũng như với Pfizer, tỷ lệ sốc phản vệ hoặc quá mẫn cảm không thể được ước tính từ các dữ liệu có sẵn, mặc dù "các trường hợp phản vệ đã được báo cáo" như nhà sản xuất đã lưu ý. Cuối tháng 12, có thông tin về việc một bác sĩ của Trung tâm Y tế Boston, Mỹ bị phản ứng sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin Moderna (bác sĩ bị dị ứng nặng với các loài giáp xác).

Công ty Moderna cũng nhắc nhở rằng trong trường hợp xảy ra phản ứng sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin, phải luôn sẵn sàng các phương pháp điều trị và theo dõi thích hợp. Khuyến cáo rằng bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ ít nhất 15 phút sau khi tiêm chủng. Liều thứ hai của vắc-xin không nên được tiêm cho những người đã bị phản ứng phản vệ sau liều đầu tiên tiêm chủng.

Tình hình tiêm Vắc xin COVID-19 ở Ba Lan

Tính đến ngày 23/1/2021 toàn Ba Lan đã có 684 277 người được tiêm vắc xin COVID-19. Hiện tại có  235 trường hợp gặp phản ứng phụ.

Theo số liệu của Bộ Y tế cung cấp, trong số 195 trường hợp có phản ứng sau khi tiêm, có 154 trường hợp là nhẹ (mẩn đỏ và đau trong thời gian ngắn tại chỗ tiêm). Ngoài ra còn có những trường hợp tê và sưng lưỡi, khó nuốt nước bọt, thở gấp, nhịp tim bất thường, cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp 90/60, suy nhược, da xanh xao, vã mồ hôi, suy giảm khả năng tiếp xúc (bệnh nhân có bệnh nền, đang phải nhập viện), phát ban đỏ ở mặt và đường viền cổ.

Nếu sau khi tiêm chủng thấy xuất hiện các triệu chứng không mong muốn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của cơ sở nơi mình đã được tiêm.

- Khi nào không nên tiêm chủng COVID-19

Không phải ai cũng có thể tiêm phòng. Có một số chống chỉ định nhằm loại trừ hoặc  trì hoãn việc tiêm chủng.

Dựa trên các đặc điểm của các sản phẩm vắc-xin Moderna và Pfizer, chúng tôi đã liệt kê các trường hợp chống chỉ định và những trường hợp được khuyến cáo hoãn tiêm chủng.

Những người nên hoãn việc tiêm chủng là bệnh nhân sốt nặng hoặc nhiễm trùng cấp tính. Nếu là nhiễm trùng nhẹ và / hoặc sốt nhẹ, không cần thiết phải dừng tiêm vắc xin.

Giáo sư Ernest Kuchar, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm giải thích rằng nếu ai đó bị bệnh mãn tính và đang ở trong thời điểm bệnh nặng thì nên hoãn việc tiêm chủng, chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường hoặc hen suyễn.

Theo đánh giá và khuyến cáo của Hội đồng Y khoa Ba Lan, thậm chí có danh sách các bệnh KHÔNG phải chống chỉ định khi tiêm vắc xin COVID-19. Danh sách này bao gồm các bệnh như: bệnh thận mãn tính, suy giảm thần kinh (ví dụ: mất trí nhớ), bệnh phổi, bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh mạch máu não, tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch, bệnh tim mạch, bệnh gan mãn tính, béo phì, các bệnh liên quan đến nghiện nicotin, hen phế quản, thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh), xơ nang, anemia sierpowata (bệnh thiếu máu hồng huyết cầu lưỡi liềm).

Các nhà sản xuất vắc xin (Moderna và Pfizer) khuyến cáo rằng người mang thai chỉ nên được cân nhắc sử dụng vắc-xin nếu lợi ích có thể mang lại cao hơn bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào cho mẹ và thai nhi.

Tiến sĩ Kuchar cho rằng nếu một phụ nữ mang thai tiếp xúc với nhiễm trùng (ví dụ: cô ấy làm việc với những người bị COVID-19), thì việc tiêm phòng sẽ an toàn hơn. Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng có nguy cơ rủi ro với COVID-19.

Những người tuyệt đối không thể tiêm vắc xin COVID-19 (Moderna và Pfizer), là những người quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào. Nếu bạn đã từng bị phản ứng phản vệ nghiêm trọng với một trong các loại vắc-xin trong quá khứ thì không thể tiêm chủng.

Bất kỳ nghi ngờ nào về khả năng và điều kiện tiêm chủng nên được thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi tiêm.

Bạn đọc cần chú ý:

Nội dung của trang web medonet.pl nhằm mục đích cải thiện, không thay thế mối liên hệ giữa Người sử dụng trang web và bác sĩ của mình. Trang web chỉ dành cho mục đích thông tin và giáo dục. Trước khi thực hiện theo các kiến ​​thức chuyên khoa, cụ thể là tư vấn y tế, có trên Trang web của chúng tôi, bạn phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Quản trị viên không chịu bất kỳ hậu quả nào do việc sử dụng thông tin trên Trang Web này.

Xuân Nguyên

(Nguồn: https://www.medonet.pl/porozmawiajmyoszczepionce/najczestsze-pytania,kiedy-nie-nalezy-szczepic-sie-przeciwko-covid-19-,artykul,80559818.html

span lang="VI">https://www.medonet.pl/porozmawiajmyoszczepionce/szczepionka-na-covid-19,szczepienia-przeciw-covid-19--skutki-uboczne---jak-sa-czeste-,artykul,01530056.html)span

 

Sửa lần cuối 2021-01-23 11:55:20

Bình luận

Bình luận qua Facebook