2022-02-03 03:45:52

Bác sĩ bị COVID-19 cho bạn biết cần làm gì để kiểm soát Omicron

Tiến sĩ Maciej Jędrzejko làm việc tại Trung tâm Lâm sàng, Đại học Katowice đã thông báo trên Facebook rằng cách đây vài ngày ông đã bị COVID-19. Hiện ông đã khỏe và được cách ly tại nhà. Các triệu chứng duy nhất ông gặp là chảy nước mũi nhẹ, sốt nhẹ, mắt bị khó chịu như có ai cấu véo vào và cổ họng bị đỏ. Bác sĩ đã mô tả những gì cần phải làm để điều trị hiệu quả. Như ông nhấn mạnh, ông tin tưởng vào khoa học và do đó không đề xuất các phương pháp chưa được chứng minh. Điều đáng chú ý là bác sĩ đã được tiêm 3 liều vắc xin COVID-19.

“Tôi đã cố gắng tránh Covid trong hai năm và đã thành công, nhưng không may hôm nay, sau khi trở về nhà, tôi cảm thấy lạnh và tôi bị sốt 38,1C. Tôi đã làm xét nghiệm kháng nguyên và không may là tôi bị dính Omicron.

Tôi đã bị sổ mũi nhẹ, sốt nhẹ, mắt khó chịu, họng đỏ, ở thành họng nổi cục to, chảy dịch nhầy trong suốt, tôi cảm thấy mệt mỏi (trong đó có một ngày căng thẳng) và đó là tất cả cho đến bây giờ. 

Trong nhà tôi đã được chuẩn bị:

- Nhiệt kế

- Máy đo nồng độ oxy

- Thiết bị đo huyết áp

Tôi cũng đã chuẩn bị sẵn một máy phun nước muối. Tôi vẫn dùng các loại thuốc chữa bệnh nền của mình thường xuyên (những ai có bệnh nền nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết có thể dùng thuốc gì khác nữa không).

Tôi không dùng amantadine (một loại thuốc dùng khi bị cúm - ND), vì không có bằng chứng cho thấy nó tốt hơn nước. Tôi uống 4 lít nước mỗi ngày.

Tôi uống vitamin khá đều đặn nên chỉ cần bổ sung D3 liều cao hơn, từ 4000 đơn vị lên 8000 một ngày và vitamin C tối đa 2g một ngày, cộng với Kẽm 50mg / ngày.

Tôi theo dõi tình trạng chảy nước mũi và dịch tiết phế quản của mình (những gì tôi ho ra – tôi nhổ nó ra khăn giấy và nhìn vào nó).

Tôi cố gắng để ý các triệu chứng của bệnh viêm phế quản và viêm phổi. Để giúp hệ thống hô hấp, tôi khuyên mọi người hãy tập thở bằng cách thổi vào chai nước vài lần mỗi ngày, mỗi lần thổi mạnh 10 lần,

Tôi luôn theo dõi độ bão hòa oxy bằng máy đo oxy cặp vào ngón tay, còn huyết áp và nhiệt độ thì cứ sau 4-6 giờ vào ban ngày, vào ban đêm, tôi ngủ.

Tôi dùng men vi sinh loại uống và dưa chua tự nhiên, sữa chua (jogurty) (nhưng đừng nên cùng một lúc vì dưa chuột  chua + kefir = Tào Tháo, bạn biết không?)

Tôi ngay lập tức thực hiện một chế độ ăn uống không đường, với chỉ số đường huyết thấp khoảng 2200 kcal (tôi tính toán nó từ máy tính BMR)

Tôi cố gắng không nằm lâu trên giường để không gây ra tụ máu. Tôi đứng dậy ít nhất cứ sau 3-4 giờ một lần và đi bộ xung quanh nhà. Trong ngày – tôi nằm xuống, thực hiện các bài tập chống đông máu bằng cách nâng chi dưới lên trong 10 giây, theo chiều thẳng đứng, nâng một lần nữa với chân thứ hai (mỗi giờ 1 lần là đủ). Và tôi tự cách ly  trong một tuần.

Nếu cơn sốt chỉ đến 38,5 độ C, tôi không uống thuốc hạ sốt để không làm suy giảm hệ thống miễn dịch, nhưng tôi sẽ theo dõi nó - hàng giờ. Nếu sốt tiếp tục tăng và tái phát sau khi dùng paracetamol / ibuprofen trong vòng chưa đầy 4 giờ và nếu bạn nghi ngờ đang bắt đầu viêm phế quản (cảm thấy tức ngực, ho sâu, tiết dịch (phải khạc ra) có màu xám hoặc xanh) thì cần dùng thuốc làm loãng dịch tiết phế quản.

Nếu sốt quá 39,5 độ C thì bạn nên dùng paracetamol (loại 1000mg) và ngâm mình trong nước ở nhiệt độ 28 độ C trong 15 phút.

Nếu bị đau ở phía sau đầu kèm theo cảm giác nhói - hãy kiểm tra huyết áp. Nếu nó tăng lên (trên 140/90) có thể phải dùng một liều thuốc tăng huyết áp (tham vấn bác sỹ của mình – ND). Nếu đã dùng thuốc mà không có cải thiện cần gọi xe cấp cứu.

Nếu có vấn đề về hô hấp (nhịp thở> 20 / phút, cử động cánh mũi, co thắt các khoang liên sườn) cần kiểm tra độ bão hòa oxy. Nếu vẫn trên 94 nhưng cảm thấy căng thẳng thì thực hiện các bài tập thư giãn và nghe một số bài thiền tĩnh tâm trên Youtube trong nửa giờ. Còn nếu có vấn đề, cần gọi xe cấp cứu ngay”.

"Với quy mô lây nhiễm hiện tại và khả năng lây lan của Omikron, mỗi người chúng ta rất có thể sẽ bị nhiễm bệnh. Bạn chỉ cần biết những gì cần làm và giữ cho mình sự bình tĩnh cần thiết của môt thủ lĩnh Da đỏ" – bác sĩ kết luận.

Xuân Nguyên

(Nguồn: https://www.medonet.pl/zdrowie/wiadomosci,lekarz-podpowiada--co-jesc-i-jak-sie-kontrolowac-przy-omikronie,artykul,14957967.html)

 

Sửa lần cuối 2022-02-03 02:47:03

Bình luận

Bình luận qua Facebook