2017-01-04 10:36:47

Dự báo chính trị cho năm 2017. Có những gì sẽ xảy ra trên thế giới?

TT Mỹ Donald Trump

Các cơn chấn động đang đợi chúng ta trong năm 2017 là biểu hiện của những tác động của các lực lượng có nguồn gốc sâu xa hơn. Ở phần lớn của thế giới đã phát triển có dân số đang già đi và sự sụt giảm năng suất lao động đan xen với các đổi mới về công nghệ và kèm theo đó là việc di chuyển của lực lượng lao động. Việc nền kinh tế Trung Quốc giảm tăng trưởng và sự đổi mới của quốc gia này càng làm tăng tốc độ của các hiện tượng trên.

Sau nhiều năm kỷ lục, thế giới giờ phải quen với việc tiêu thụ hàng Trung Quốc ít dần. Đồng thời, nền kinh tế của Trung Quốc đang tiến một cách có hệ thống vào chuỗi các giá trị cao, có thể tự sản xuất và lắp ráp nhiều chi tiết mà từ trước đến nay họ vẫn phải nhập khẩu, đồng thời đang chuyển dần sang tăng cường nội thương. Việc tất cả các nhân tố ấy đang tác động đồng thời ảnh hưởng lâu dài và rõ ràng tới nền kinh tế toàn cầu, kết quả là việc sẽ hình thành trật tự quốc tế mới trong vài thập kỷ tới.

Khuynh hướng dài hạn này trong nhiều năm ít ai để ý tới nay đột nhiên rõ nét ra do tình hình chính trị đã chín muồi. Nỗi đau về kinh tế càng lớn bao nhiêu thì phản ứng chính trị càng mạnh lên bấy nhiêu. Đây là tiếng gõ cửa rất mạnh của chủ nghĩa dân tộc đang đến với các cường quốc của thế giới, chủ yếu là châu Âu và Mỹ, và họ vẫn là các siêu cường quốc duy nhất hiện nay.

Cùng với việc Mỹ, siêu cường quốc tế không còn cảm thấy mình là "siêu" nữa mà thật sự cảm thấy đã mệt mỏi. Năm 2001 nước Mỹ bị một cú sốc khi chịu một cuộc tấn công hủy diệt ngay trên lãnh thổ của mình, sau đó là các cuộc chiến vắt kiệt sức lực tại các quốc gia Hồi giáo, nên bây giờ Mỹ chỉ muốn cải thiện tình hình trên chính sân nhà.

Mục tiêu chính đề ra khi tranh cử tổng thống Mỹ của ông Donald Trump là ý định rút lui các cam kết quốc tế của Mỹ, đẩy một phần trách nhiệm tự bảo vệ mình cho các đồng minh để thu về lo việc nhà, tập trung vào việc làm mạnh tính cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà.

Thời của chủ nghĩa thực dụng

Dĩ nhiên là ông Barack Obama đã khởi động hướng đi này. Trong thời gian ông làm tổng thống, Hoa Kỳ đã giữ sự tự kiềm chế ở Trung Đông, tỏ ra cố gắng tập trung vào các thách thức có tầm xa hơn – tuy nhiên chiến lược này không phải lúc nào cũng tốt cho ông Obama, lý do là vai trò của Nhà nước Hồi giáo vẫn tăng lên.

Sự khác nhau chủ yếu giữa học thuyết của ông Obama và học thuyết trái ngược lại hoàn toàn của ông Trump là ở chỗ ông Obama chọn an ninh và thương mại tập thể là cơ cấu để giữ gìn trật tự toàn cầu ; trong khi ông Trump cho rằng hoạt động của các cơ quan chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế nếu may mắn nhất thì cũng bị một số lỗi, còn nếu chúng tệ hơn thì sẽ gây thiệt hại cho các lợi ích của nước Mỹ.

Bất kể tình hình ra sao thì vai trò của cường quốc toàn cầu vẫn không dễ bị loại. Như ông Woodrow Wilson đã nói, "dù các vị thích hay không thích thì người Mỹ vẫn tham gia vào đời sống của thế giới". Câu nói của một đại diện mẫu mực cho chủ nghĩa lý tưởng Mỹ đến giờ vẫn đúng, khi thế giới đang chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa thực dụng.

Cái lối xác định các mối quan hệ thương mại như Oa-sinh-tơn đã làm cách đây vài thập kỷ, giờ không thể mang ra áp dụng được trong trật tự toàn cầu đã thay đổi như hiện nay, khi công nghệ đã có các bước tiến sống động và khi các nền kinh tế cả lớn lẫn nhỏ đều phụ thuộc chặt chẽ vào các chuỗi cũng cấp nguyên liệu trên toàn cầu như bây giờ. Thế có nghĩa là Hoa Kỳ giờ sẽ không thể đưa ra các thay đổi căn bản và nhanh chóng trong Khối Thương mại tự do Bắc Mỹ. Hơn nữa, ngay cả khi phải đàm phán lại các hợp đồng mua bán thì Bắc Mỹ về lâu dài vẫn phải gắn chặt nhau bằng lợi ích thương mại hơn.

Tuy nhiên Hoa Kỳ còn có khả năng áp đặt các hạn chế chọn lọc trong buôn bán với Trung Quốc, chủ yếu trong lĩnh vực luyện kim. Chỉ bản thân việc tham gia tranh cãi về thương mại với Bắc Kinh cũng kéo theo các phản ứng lớn. Việc Oa-sinh-tơn phê phán chính sách một con của Trung Quốc  – một động tác nhằm buộc phía Trung Quốc nhượng bộ về thương mại đã phải trả giá: Bắc Kinh đã dùng các biện pháp của mình về thương mại và an ninh, kéo Mỹ vào các cuộc chơi ở vùng Thái Bình Dương.

Song bây giờ không phải là thời điểm thích hợp cho các tranh cãi về thương mại. Ông Trump chắc sẽ thích tìm các giải pháp trên sân mình hơn, còn ông chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn củng cố vai trò chính trị trước Đại hội Toàn quốc của Đảng cộng sản lần thứ XIX. Do vậy ổn định kinh tế sẽ ở vị trí cao hơn so với cải cách và tái cơ cấu, kết quả là Bắc Kinh sẽ tăng nợ và đầu tư công ngay cả khi các biện pháp này ngày càng kém hiệu quả và nâng cao mức nợ của các tổ hợp kinh tế của Trung Quốc lên đến mức nguy hiểm.

Liên minh Châu Âu cuối cùng cũng sẽ tan rã

2017 sẽ là năm bản lề cho châu Âu. Bầu cử ở Pháp và Đức, các nước trụ cột trong Liên minh và có thể cả ở Ý, nước đứng thứ ba về kinh tế trong khối đồng euro, sẽ không chỉ có ảnh hưởng riêng trong mỗi nước này, mà còn đe dọa sự tồn tại của khối đồng tiền euro. Như chúng tôi đã cảnh báo từ lâu, Liên minh Châu Âu cuối cùng cũng sẽ tan. Vấn đề chỉ là các cuộc bầu cử trong năm 2017 ở châu Âu này làm quá trình tan rã của khối nhanh lên bao nhiêu mà thôi. Bất kể bên nào trong các phe ôn hoà hay cực đoan thắng, châu Âu sẽ tiến đến tan ra thành các khối theo vùng mà thôi.

Việc châu Âu chia rẽ là một cơ hội lớn cho Nga. Năm 2017 nước Nga sẽ bẻ gẫy sự đoàn kết của châu Âu về vấn đề trừng phạt kinh tế, kèm theo là ngày càng tăng ảnh hưởng lên các vùng gần biên giới với mình. Cả chính quyền của ông Trump cũng có thể cởi mở hơn về việc bỏ trừng phạt và việc hợp tác ở Siria để tránh tăng xung đột với Moscova. Tuy nhiên các phép thử cho sự thống nhất sẽ có giới hạn của mình. Nước Nga sẽ tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ của mình và gây sức ép trong nhiều lĩnh vực, từ chiến tranh mạng đến Trung Đông. Về phía mình Hoa Kỳ sẽ không ngừng các cố gắng để ngăn chặn việc bành trướng của Nga.

Trong khuôn khổ của chiến lược này, nước Nga sẽ tích cực làm rối quá trình hoà bình ở Cận Đông, coi nó như lá bài để mặc cả với phương Tây. Khi mà hòa bình ở Siria chưa đạt được, Nga sẽ giữ quan hệ chặt chẽ với Teheran. Đồng thời quan hệ USA - Iran sẽ xấu đi. Chương trình nguyên tử của Iran sẽ gây ra tranh cãi ở nhiều phương diện không chỉ vì năm 2017 là năm bầu cử ở Iran mà còn vì thái độ cứng rắn hơn của nhà cầm quyền USA đối với Teheran. Song cuối cùng thì các quyền lợi chung sẽ bảo đảm cho việc duy trì hiệp ước như hiện nay và tránh cho hai phía cuộc xung đột trên eo biển Ormuz.

Cuộc cạnh tranh giữa Iran và Thổ sẽ lan rộng sang vùng Bắc Syria và Irac. Thổ Nhỉ Kỳ tập trung vào việc tạo ra các vùng ảnh hưởng và duy trì dân Kurd ly khai, còn Iran sẽ thử bảo vệ các vùng mình có ảnh hưởng. Năm 2017 các hoạt động quân sự sẽ làm Nhà nước Hồi giáo yếu đi, điều này sẽ làm sôi động cuộc chiến dành các khu vực lãnh thổ giữa các nhóm tham chiến địa phương ở mỗi vùng cụ thể. Nhà nước Hồi giáo bị yếu đi về quân sự sẽ thay đổi chiến thuật, tăng cường các hoạt động khủng bố, tập trung vào việc khuyến khích các nhóm cực đoan tiến hành các cuộc tấn công ở nước ngoài.

Al-Kaida sẽ phục hồi

Ngoài Nhà nước Hồi giáo ISIS còn có các tổ chức hồi giáo khác mà ta phải nhớ đến. Trong khi sự chú ý của thế giới tập trung vào Nhà nước Hồi giáo thì Al-Kaida thầm lặng đã phục hồi các lực lượng của mình một cách hệ thống ở các vùng Bắc Phi và bán đảo Ả rập, có nhiều điều cho thấy là trong năm 2017 tổ chức này sẽ càng hoạt động tích cực hơn.

Năm 2017 giá dầu sẽ ổn định một chút, một phần vì có thỏa thuận giữa phần lớn các nước khai thác dầu lớn trên thế giới (có một điều cơ bản là không có bất cứ nước nào trong số này sẽ tuân thủ đầy đủ theo các quy định về giảm khai thác cả). Nhịp độ khai thác dầu từ đá phiến ở Bắc Mỹ sẽ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chính sách của Ả rập Saudit liên quan tới tăng mức cắt giảm khai thác dầu trong năm tới.

Cho dù các nhà sản xuất dầu ở Bắc Mỹ sẽ chưa có phản ứng tức thời về việc dầu quay về giá cũ và phải sau một thời gian mới tăng mức khai thác, nhưng Ả rập Saudit biết là ít có khả năng giá dầu tăng đáng kể. Thế có nghĩa là trong năm 2017 Ả rập Saudit sẽ tích cực gây ảnh hưởng đến thị trường để bảo vệ nền kinh tế của mình trước các hệ quả do sự dao động của việc cung cấp dầu, nhất là vì vào năm 2018 họ dự kiến bán 5% cổ phần của hãng Saudi Aramco.

Giá dầu cao sẽ làm các nhà sản xuất trên thế giới dễ chịu hơn, nhưng sự cải thiện tình hình có thể còn quá ít và đến lại quá chậm cho một nước Venezuela đang ngập trong các khó khăn. Nguy cơ vỡ nợ và việc hạn chế rất lớn về nhập khẩu các như yếu phẩm để có tiền trả nợ đang gây ra sự lo lắng của xã hội và làm sâu thêm xung đột giữa đảng cầm quyền và các lực lượng vũ trang ở đây.

Năm 2017 lạm phát sẽ quay trở lại, nó sẽ gây ra các sự xê dịch ở thị trường các nước phát triển. Kết quả là các ngân hàng trung ương sẽ từ chối áp dụng các giải pháp không chuẩn mực mà chỉ tập trung xiết chặt chính sách tiền tệ mà thôi. Giai đoạn các ngân hàng trung ương đổ tiền mặt ra thị trường đã kết thúc. Giờ thì toàn bộ trách nhiệm sẽ rơi vào các nhân viên tạo ra chính sách về thuế, động lực chính để phát triển kinh tế sẽ là các đầu tư của chính phủ thay vì việc in tiền.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở Mỹ và sự mạnh lên của đồng đô la đang làm nền kinh tế toàn cầu chấn động ngay từ đầu năm 2017. Các thị trường mới nổi lên mà nợ tính qua đồng tiền Mỹ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Các nền kinh tế nằm trong trạng thái bị đe dọa là Venezuela, Thổ, Nam Phi, Nigeria, Ai cập, Chile, Brazil, Columbia và Indonexia. Áp lực do sự yếu đi tiếp của đồng nhân dân tệ và mức dự trữ ngoại tệ ngày càng ít đi sẽ buộc Trung Quốc phải tăng cường việc quản lý dòng vốn chảy đi.

Phản ứng mạnh của các nhà đầu tư 

Các thị trường mà gần đây còn tương đối yên tĩnh do còn đủ khả năng chi trả và các phản ứng kìm nén với các sôi động chính trị thì vào năm 2017 sẽ kém ổn định hơn ở mức độ cao. Các mối lo ngại mà chúng ta phải đương đầu trong năm nay, từ mối đe dọa của khối euro đến việc lan rộng các tranh cãi trong thương mại có thể gây ra các phản ứng mạnh của các nhà đầu tư. Trong vòng hai tháng đầu của năm 2016 giá của các tài sản đã dao động đáng kể. Vào năm 2017 tình hình trên có thể sẽ bị lặp lại.

Hoa Kỳ đang rút lui khỏi các sáng kiến của mình trong thương mại toàn cầu, nước Anh đang là nước ủng hộ tự do thương mại nhất sẽ mất ảnh hưởng của mình ở một châu Âu đang có xu hướng bảo trợ hóa. Các nước có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Trung Quốc hay Mehico sẽ phải cố gắng giữ quan hệ với các nơi cung cấp nguyên liệu và tìm các thị trường tiêu thụ mới. Các hợp đồng thương mại lớn sẽ bị các hợp đồng kém tham vọng hơn giữa các quốc gia và các nhóm đẩy lui. Ngay chính bản hiêp ước Hợp tác xuyên Đại Tây dương trong lĩnh  vưc Thương mại và Đầu tư cũng đã hình thành do có sự trì trệ của vòng đàm phán của Tổ chức Thương mại Quốc tế ở Quata.

Các xáo động kinh tế cũng có thể biểu hiện qua nhiều cách không thể đoán trước được. Ở Nhật Bản, chính phủ đang cố gắng tiến hành các cải cách nhằm giúp dân số già phù hợp với các thay đổi toàn cầu. Brasil và Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh với nạn tham nhũng. Để xóa khối kinh tế đen và hối lộ, Ấn Độ đã có làm biện pháp mạnh mẽ là thu hồi một phần tiền giấy đang lưu hành. Năm 2017 con đường đi sẽ khó khăn, nhưng Ấn Độ sẽ là một điển hình cho các quốc gia đang phát triển và đã phát triển khác chuyển sang nền kinh tế hiệu quả, nhiều điểm lợi khi không dùng tiền mặt, và ngày càng sở hữu các công nghệ thiết yếu.

NHV (Bài báo đăng trên Onet.pl do hãng phân tích tình hình Stratfor của Mỹ cho phép)

Sửa lần cuối 2017-01-04 09:36:47

Bình luận

Bình luận qua Facebook