2017-04-06 00:23:57

27 nước thành viên của Liên minh Châu Âu muốn gì khi thương lượng về Brexit? (Phần II)


Nước Ý

Các vấn đề ưu tiên: quyền công dân, dịch vụ tài chính, ngân sách Liên minh, tương lai của các hãng của Liên minh tại Anh

Hồi gặp bà May trong tháng hai ở London, ông thủ tướng Ý Paolo Gentiloni đã nói rõ là ưu tiên chính của nước ông là vấn đề quyền công dân. – Các quyền của công dân sẽ được tôn trọng, và chính họ sẽ được cư xử tốt – ông Gentiloni nói.

Khối tài chính cũng rất quan trọng vì nó có thể bị ảnh hưởng của chính sách thuế mạnh mẽ của Anh, một viên chức của bộ ngoại giao khẳng định, ông này còn liệt kê ra các vấn đề ưu tiên quan trọng khác với Ý như tương lai của ngân sách châu Âu và của các hãng châu Âu đặt ở Anh – như Hãng Dược Châu Âu mà Mediolan muốn chuyển trụ sở về sau Brexit.

La Mã muốn đầu tiên xác định các điều kiện "ly hôn", và sau đó mới thảo luận về đề tài thương mại. – Phần lớn các nước thành viên đều muốn vậy – một nhà ngoại giao của Ý nói.

Khi ông Gentiloni gặp bà May, ông cũng nói sẽ chống "các cuộc hội đàm hủy diệt". Các nhà ngoại giao Ý đều thống nhất ở điểm là chiến lược của Liên minh phải là khuyến khích 27 nước còn lại tiếp tục ở lại chứ không phải là ý định đe dọa việc họ rời Liên minh.

Vấn đề Brexit sẽ do ông Marco Piantini và Tổng Giám đốc Liên minh ở Bộ Ngoại giao phụ trách, một viên chức nói.

Brexit rắn hay mềm? Mềm.

Latvia

Các vấn đề ưu tiên: thương mại, quyền công dân, các quỹ của Liên minh

Latvia muốn nhất việc duy trì buôn bán với Anh. – Anh tích cực ủng hộ thị trường tự do; chúng tôi là nước nhỏ với nền kinh tế mở, nhưng chúng tôi cũng thấy các lợi ích có từ một thị trường mở - bà bộ trưởng Tài chính Dana Reizniece-Ozola của Latvia nói với POLITICO.

Sau khủng hoảng kinh tế của Liên minh năm 2008, Anh là một trong các nước tích cực nhất trong Liên minh đã đóng góp vào việc "làm thị trường chung mạnh lên", bà nói thêm.

- Sau cuộc khủng hoảng ta đã có thể thấy việc bảo hộ của nước Anh – bà nói. – Nước Anh bao giờ cũng là nước ra các quy tắc thúc đấy hoạt động của thị trường chung lên phía trước. Chúng ta sẽ cảm thấy mất mát vì thiếu họ.

Bà Reizniece-Ozola cũng nói là 80 000 người Latvia đang sống ở Anh cũng rất quan trọng trong đàm phán.

Một vấn đề quan trọng nữa là các quỹ cấu trúc, bà Reizniece-Ozola bổ sung. – Chúng tôi đang nhận ngân sách cho giáo dục, kinh doanh, các chương trình khoa học; chúng tôi không muốn các quỹ này thụt giảm. Theo Ủy ban Châu Âu thì giai đoạn 2014–2020 Latvia đã được cấp gần 5,63 tỷ euro từ các quỹ cấu trúc và phát triển dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và các ngành kinh tế có mức chất thải thấp.

- Việc giảm các quỹ này khi Brexit không nên làm hỏng đi tính chất cạnh tranh của châu Âu - bà Reizniece-Ozola nói thêm.

Brexit rắn hay mềm? Mềm, nhưng rắn về các quỹ.

Litva

Các vấn đề ưu tiên: các quỹ châu Âu chủ yếu là cấu trúc, quyền công dân

Vấn đề quan trọng nhất cho Litva là số công dân nước này đang sống ở Anh, tài chính châu Âu, các vấn đề nội bộ, an ninh và quốc phòng, một nhà ngoại giao có kinh nghiệm của Litva ở Bruxelles nói.

- Gần 200 000 người Litva sống ở Anh, nó chiếm 8% dân số nước này – ông ta nói và bổ sung: "chúng tôi xét về toàn cục vẫn là phía được nhận nhiều hơn" từ các quỹ của Liên minh.

Nhà ngoại giao cũng nói nước ông sẽ cần "duy trì sự hợp tác" với nước Anh về vấn đề nội bộ, an ninh và tư pháp cũng như quốc phòng.

Brexit rắn hay mềm? Mềm, nhưng rắn về vấn đề quỹ.

Lucxemburg

Các vấn đề ưu tiên: các trung tâm tài chính của mình

Lucxemburg muốn giữ một mẩu việc kinh doanh ở London sau Brexit; họ cũng muốn có sự chắc chắn là khối tài chính của Anh vẫn tiếp tục hoạt động theo các quy tắc đã thiết lập để sao cho các hãng của nước mình vẫn có thể cạnh tranh được.

Ông Jean Asselborn, bộ trưởng ngoại giao đã nêu sơ bộ vai trò của chính phủ trong cuộc họp Quốc hội nước này hôm 21/3 vừa qua. Ông nhấn mạnh việc quan trọng nhất của mình là bảo vệ khối tài chính – một ngành công nghiệp quản lý các tài sản trị giá tới ba ngàn tỷ đô-la Mỹ – cũng như bảo hộ quyền các công dân Anh đang sống ở Lucxemburg.

Đất nước nhỏ về diện tích này cũng còn là một trung tâm quản lý các nguồn dự trữ của quốc tế và của các ngân hàng tư nhân lớn nhất trong khối đồng euro – ước tính là Lucxemburg còn quản lý số vốn cỡ 400 tỷ Mỹ kim. – Khối tài chính phải được bảo vệ - ông Asselborn nói và nhấn mạnh là "chúng tôi không chấp nhận bất cứ một nhượng bộ rẻ tiền nào". – Để đảm bảo có sự bảo vệ này, họ đã đặc biệt đưa ra "một hệ thống giá trị tương ứng (system równoważności)" – hoặc thỏa thuận cùng nhau về các tiêu chuẩn quy định thống nhất – chúng cần thiết để các dịch vụ tài chính vào được thị trường châu Âu… [Điều này] là rất quan trọng và chúng tôi phải có một sự đảm bảo chắc chắn là hệ thống tài chính sẽ phù hợp với thực tế mới sau Brexit- ông nói.

Brexit rắn hay mềm? Rắn về tài chính

Malta

Các vấn đề ưu tiên: sự nhất trí của các nước thành viên, thu lại các mối lợi nhất từ Brexit

Là một thành viên của Cộng đồng các Dân tộc và là một thuộc địa cũ của Anh, Malta có một lịch sử gắn với nước Anh từ lâu, điều này phản ánh qua việc tiếng Anh dùng phổ biến ở đây. Họ gần nhau về văn hóa, dù rằng người Malta cũng thấy các mối lợi liên quan đến Brexit.

Nếu xét về khí hậu và ngôn ngữ thì Malta ở vị trí tốt để  "thu hút" giới kinh doanh của London về chỗ mình, nhất là khối tài chính mà trụ sở phải đặt trên lãnh thổ của Liên minh. – Đây đồng thời cũng là một sự hài hước của lịch sử lẫn một quá trình buồn. Anh đã là nước ủng hộ chúng tôi vào Liên minh nhất. Giờ thì thật buồn cười là chính chúng tôi lại đặt kế hoạch cho cái nước đã đưa chúng tôi vào Liên minh ra khỏi Liên minh – ông thủ tướng Joseph Muscat nói hồi cuối tháng một khi phân tích về giai đoạn Malta làm chủ tịch Liên minh trong thời kỳ khủng hoảng.

Brexit rắn hay mềm? Rắn như Liên minh 27 thành viên.

Hà Lan

Các vấn đề ưu tiên: quyền công dân, thương mại, ngân sách của Liên minh

Vì lý do bầu cử mới đây nên Hà Lan đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực cho chính phủ mới, do vậy không có ai có khả năng bình luận chiến lược của nước này về Brexit. Song ông Anne Mulder, người phát ngôn báo chí châu Âu của đảng ông thủ tướng Mark Rutt vừa được bầu nói là vấn đề quan trọng nhất là sửa cho tốt lên "Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ sở thần tiên … [và] các điều mong đợi không thực tế của người Anh" về Brexit.

- Chúng tôi nói thế với tư cách của những người bạn - ông Mulder nói. – Họ hoàn toàn không có chuẩn bị gì cho việc đó… họ không có người có thể đàm phán về các điều kiện thương mại. Họ đánh giá tình hình quá thấp… Cần phải đưa họ trở lại mặt đất – ông nói thêm.

Báo cáo do hai viện lập pháp của Hà Lan về vấn đề quan điểm của nước này về Brexit đang được chuyển đến các nghị viên. Hiện trong dự thảo có các vấn đề: đảm bảo quyền công dân trước hết của những người Hà Lan đang sống ở quốc đảo; bảo vệ thương mại (ngoài Ireland, Hà Lan xuất đi Anh nhiều nhất trong số các nước Liên minh); việc chính phủ Hà Lan tham gia vào cuộc thương lượng; Anh phải thực hiện mọi cam kết về tài chính; ngược lại cần tách việc thương lượng về hiệp định về Cộng đồng năng lượng Nguyên tử Châu Âu (Europejska Wspólnota Energii Atomowej) ra riêng khi đàm phán về Brexit.

Ngoài các điều trên ông Mulder xem quan điểm của Hà Lan đối với Brexit là mềm. – Chúng tôi tiến hành buôn bán rộng rãi với Anh, có nghĩa là Brexit mềm. Không cần phải phạt họ, vì tự họ đã phạt mình rồi - ông Mulder vừa cười vừa nói với POLITICO. – Họ không cần bị phạt thêm nữa. Họ đã tự bắn vào gót chân mình rồi – ông bổ sung.

Brexit rắn hay mềm? Rắn, nhưng bằng phương tiện mềm.

Ba Lan

Các vấn đề ưu tiên: quyền công dân, các quỹ của Liên minh

Về Brexit, có hai vấn đề cơ bản quan trọng nhất với Ba Lan: người và tiền, theo đúng thứ tự này.

Chính phủ Anh ước tính có hơn 800 000 người sinh ở Ba Lan đang sống ở Anh, đây là nhóm người đông nhất ở Anh mà không sinh ra ở đó, và tiếng Ba Lan là thứ tiếng hay dùng thứ hai ở nước này.

Chính vì vậy mà chính phủ Ba Lan họp ở Vác-sa-va đã bắt đầu theo dõi số phận của các công dân của mình ở Anh – những người có thể tham gia bầu cử ở Ba Lan, gửi tiền cho gia đình trong nước và vẫn có gia đình ở Ba Lan. Khi ông Jarosław Kaczyński, lãnh tụ đảng PiS cầm quyền ở Ba Lan gặp bà May tuần trước thì đề tài chính cuộc nói chuyện của họ chính là về số người di dân từ Ba Lan. Nhưng Vác-sa-va lại tuyên bố rõ là sẽ không tiến hành đàm phán riêng với Anh về vấn đề này.

Khó mà nói là sẽ có bao nhiêu người Ba Lan đang ở đó sẽ ở lại Anh. Khoảng 400 000 trong số đó mới ở Anh dưới 5 năm – và điều này theo nguyên tắc hiện hành sẽ là quá ngắn để xin quyền định cư. Mặc dù Vác-sa-va hứa bảo vệ quyền lợi của các công dân của mình nhưng chính phủ Ba Lan ước tính là có đến 200 000 người Ba Lan có thể từ Anh quay về – điều này lại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Ba Lan.

Cũng có vấn đề thứ hai nữa là về tiền. Ba Lan là một trong các nước được hưởng các quỹ cấu trúc của Liên minh nhiều nhất, họ lo lắng là sau Brexit, ngân sách cho quỹ sẽ giảm đi nhiều.

Với Ba Lan thì Anh có thể có nhiều điểm để xoay xỏa – Ba Lan sợ Nga, còn Anh là cường quốc quân sự lớn nhất châu Âu. Tuy nhiên hiện Ba Lan chưa rời hàng ngũ của các nước thành viên còn lại.

Brexit rắn hay mềm? Rắn hơn nước Anh nghĩ.

Bồ Đào Nha

Các vấn đề ưu tiên: quyền công dân, ngân sách của Liên minh

Bồ Đào Nha không chỉ là một người ủng hộ Liên minh mạnh mẽ mà còn ủng hộ chủ nghĩa Đại Tây Dương. Việc mất một cường quốc thống trị ở Đại Tây Dương làm Bồ Đào Nha cảm thấy bị yếu đi. – Chúng ta phải giữ gìn sự cân bằng giữa các vấn đề của lục địa với vấn đề Đại Tây Dương, chúng là vấn đề chiến lược của các nước như Bồ Đào Nha chúng tôi – ông ngoại trưởng Augusto Santos Silva nói.

Nguyên tắc tương hỗ giữa các quyền của công dân Liên minh và Anh "phải đặt ở trên hết của các điều kiện thương lượng", bà thứ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu Margarida Marques nói với POLITICO. – Chúng ta cũng cần một sự ổn định trong các lĩnh vực khác như  tài chính và cấu trúc của Liên minh.

Tổng thống Bồ Đào Nha, ông Marcelo Rebelo de Sousa đã nói chuyện với  POLITICO hôm 22-3. – Sẽ có các quyết định cụ thể - ông nói. - Anh có ký các cam kết đến năm 2020 nếu không phải lâu hơn nữa. Các quyết định liên quan tới Brexit chỉ là vấn đề số lượng. Mối quan hệ trong tương lai với Anh tiếp đến sẽ là vấn đề chất lượng  - ông nói thêm.

Ông Santos Silva nói là Bồ Đào Nha sẽ nằm trong hàng ngũ các nước của Liên minh và của Ủy ban châu Âu kêu gọi một sự thống nhất "không có bất cứ một sự phản đối nào". Còn về các vấn đề nội bộ và quốc tế thì ông Santos Silva và thủ tướng António Costa đã chứng tỏ họ là những người thương lượng sắc sảo, họ đã lập ra các mối quan hệ thân thiết với chính phủ các nước phía Nam châu Âu. Bồ Đào Nha hiện có một chính phủ ổn định, được sự ủng hộ lớn của các công dân và nhất quán về các vấn đề châu Âu, sẽ có thể là một người chơi mạnh hơn trong thương lượng hơn mọi người có thể nghĩ. Mặt khác Bồ Đào Nha lại là một nước rất nhạy cảm với các khủng hoảng về kinh tế, chúng có thể làm hại vai trò của nước này.

Brexit rắn hay mềm? Họ thích mềm hơn, nhưng cũng sẵn sàng để cứng rắn.

Rumani

Các vấn đề ưu tiên: quyền công dân, các quỹ của Liên minh, quan hệ tốt với Anh

Theo người phát ngôn của chính phủ, Rumani tập trung trước hết vào việc trong thời gian "ly hôn" không có sự phân biệt nào giữa các công dân của Liên minh (hay giữa các công dân Liên minh với công dân Anh). Đây là một vấn đề quan trọng nhất đối với Rumani, nó cần được chú ý không chỉ khi Anh rời Liên minh mà còn trong các quan hệ khác trong tương lai.

Cũng như các thủ đô khác, Bukarest muốn một số vấn đề sẽ được thương lượng theo thứ tự nhất định – đầu tiên cần tập trung vào việc bảo vệ quyền của các công dân cuae Liên minh khi Brexit, sau đó Liên minh cần xác định xem các mối quan hệ tương lai với Anh sẽ ra sao.

- Vấn đề về quyền công dân của Anh với công dân của Liên minh cũng như các thỏa thuận về tài chính cần bàn trước khi thương lượng. Sau khi đạt các tiến bộ thỏa mãn trong lĩnh vực này thì mới có thể tiến hành các nói chuyện không chính thức về các mối quan hệ trong tương lai – bà bộ trưởng về các vấn đề châu Âu Ana Birchall nói với POLITICO. Bà bổ sung nữa là "ngay cả Brexit mềm nhất cũng là Brexit rắn", đồng thời nhấn mạnh là quyết định của Anh rời thị trường chung và hải quan của Liên minh "không cho phép giữ trạng thái đang có (status quo)".

Brexit rắn hay mềm? Mềm đến mức có thể, nhưng nhiều khả năng cũng chấp nhận rắn.

Slovakia

Các vấn đề ưu tiên: quyền công dân, quan hệ tốt với Anh, các quỹ của Liên minh

Hồi tháng 9 năm ngoái, giới truyền thông ầm ỹ về Slovakia. Ông thủ tướng Slovakia là Robert Fico đã nói lúc đó khi được tờ "Financial Times" phỏng vấn là Liên minh sẽ làm một Brexit "rất đau".

Điểm khó đạt thỏa thuận cũng là vấn đề quyền của các công dân nước này đang sống ở Anh, có con số gần 75 000 người.

- Tất cả những gì chúng tôi đòi hỏi là việc đảm bảo chúng tôi sẽ được cư xử hệt như người lao động Anh - ông Fico nói. – Nếu như thế thì cuộc "ly dị" có thể kết thúc thành công. Nhưng ngay cả khi đó cuộc ly dị sẽ rất đau đối với người Anh – ông nói thêm. – Mặc dù đó là nền kinh tế đứng thứ năm trên thế giới – tôi hiểu vai trò tài chính của họ – cuộc chia tay sẽ vẫn đau với nước Anh – ông Fico bình luận.

- Sẽ rất tệ nếu sau khi thương lượng Liên minh bị yếu hơn so với Anh", ông thủ tướng nói thế với giới truyền thông của Slovakia. "Đó sẽ là một ví dụ xấu nhất cho tất cả các nước thành viên nếu chịu sức ép của dư luận để rời khỏi Liên minh - ông Fico nhận xét.

Trong cuộc gặp gần đây nhất với ông David Davis, ông Fico giải thích là giọng cứng rắn của ông không có nghĩa là Slovakia muốn Brexit rắn; ông Fico hy vọng là cả hai nước sẽ là những đối tác tốt của nhau.

Brexit rắn hay mềm? Mềm, nhưng rất nghiêm khắc về vấn đề quyền công dân.

Slovenia

Các vấn đề ưu tiên: các quỹ của Liên minh, quyền công dân

Đối với Lublana có một ưu tiên cao nhất – việc đảm bảo là nước Anh phải trả số tiền họ cần trả.

Các công chức nước này khẳng định là việc trả các món nợ cho Liên minh theo quy định của ngân sách cho các năm 2014–2020 không có gì liên quan đến chính trị, mà là các khoản tiền cụ thể đã cấp cho Slovenia và đã được chi. Nước này là một nước lợi nhiều hơn phải đóng và đã được công nhận được cấp ba tỷ euro cho các năm 2014–2020, để hiện đại hóa đường sắt, xa lộ, xử lý rác và nhiều dự án giáo dục, môi trường và nghiên cứu.

- Quan trọng nhất với chúng tôi là vấn đề ngân sách của Liên minh – một viên chức chính phủ nói. – Với chúng tôi đây không chỉ là một ấn đề luật pháp. Slovenia đã gia nhập vào khối có đối tác thương mại  lớn nhất của mình là nước Đức, và chúng tôi chắc chắn sẽ đứng về phía Berlin để nhấn mạnh tầm quan trọng của một thị trường chung "không thể chia nhỏ". – Thế có nghĩa là – không thể chỉ là một sự thay áo – ông nói. Slovenia sẽ cứng rắn về vấn đề tôn trọng bốn thứ tự do và không nghĩ là sẽ có khó khăn gì để thuyết phục các thành viên còn lại ủng hộ quan điểm của mình.

Tuy nhiên, là một nước nhỏ với hai triệu dân được hưởng lợi khi gia nhập Liên minh, Slovenia nằm trong nhóm được hưởng lợi (beneficjenci netto), nhóm này muốn nước Anh có trách nhiệm về đạo đức và nộp khoản tiền đã cam kết. Thủ đô Lublana không chấp nhận việc chia Brexit ra rắn hay mềm, hy vọng có quan hệ tốt với Anh sau Brexit, các nhân viên chính quyền nước này nói. Quan điểm của họ mâu thuẫn với các hy vọng của nước Anh muốn có giá hóa đơn khi ly dị là thấp và vẫn được tham gia thị trường chung, vậy việc trên xếp Slovenia vào nhóm các nước ủng hộ Brexit rắn.

Brexit rắn hay mềm? Rắn.

Tây Ban Nha

Các vấn đề ưu tiên: quyền công dân, các hợp đồng kinh tế, eo biển Gibraltar, Scotland

Là một nước ủng hộ châu Âu nên mục đích của Tây Ban Nha muốn giải quyết chuyện Anh ra đi êm thấm. Thế có nghĩa là Madrit sẽ không rời hàng ngũ của 27 nước thành viên và ủng hộ ông Barnier. – Hiện nay quan trọng nhất là giữ khối đoàn kết châu Âu và tiếp tục quá trình hội nhập – thủ tướng Tây Ban Nha, ông Mariano Rajoy nói khi tờ "El País" phỏng vấn và bổ sung thêm là mục tiêu sẽ là tạo các quan hệ tốt giữa Anh và Liên minh, đồng thời chứng minh là sẽ không thể tốt lên nếu "ở ngoài hơn là ở trong" Liên minh.

Tây Ban Nha cũng có một vài ưu tiên. Thứ nhất là Madrit muốn có thỏa thuận nhanh, hai phía và bao hàm mọi vấn đề về quyền công dân. Hiện có nhiều người Anh ở Tây Ban Nha hơn là người Tay Ban Nha đang ở Anh (chính thức đăng ký là 300 000 người), đó là tình hình đặc biệt trong Liên minh; hơn nữa có khoảng 18 triệu khách Anh đi du lịch Tây Ban Nha mỗi năm. Đây là một nguồn thu nhập lớn mà Tây Ban Nha muốn duy trì. Thứ hai, Madrit muốn kết thúc hội đàm với thỏa thuận về kinh tế tốt nhất. Anh là khách hàng quan trọng nhất của các đầu tư của Tây Ban Nha và là đối tác thương mại lớn thứ tư. Hơn nữa có nhiều hãng lớn của Tây Ban Nha ở Anh như Banco Santander, Telefónica hay Iberdrola, các hãng này hoạt động trong các khu vực dễ bị phải tuân theo các quy định công nên chúng có thể bị thiệt hại nhiều khi Brexit.

Thứ ba là các vấn đề về Gibraltar và Scotland. Tây Ban Nha không muốn vấn đề Gibraltar bị đụng đến khi đàm phán; bất cứ việc gì liên quan đến phần lãnh thổ của Anh ở nước ngoài phải được thương lượng chung giữa London và Madrit.

Còn về phần Scotland thì Tây Ban Nha muốn có đảm bảo là nước này sẽ không được cư xử đặc biệt và cũng ra khỏi Liên minh trong các điều kiện như nước Anh. Điều này giúp làm nguội đi các xu hướng muốn ly khai của vùng Catalon của Tây Ban Nha.

Brexit rắn hay mềm? Mềm.

Thụy Điển

Các vấn đề ưu tiên: ngân sách của Liên minh, sự thống nhất của các nước thành viên

Stockholm trước hết muốn những người dân mình không phải bỏ tiền túi đóng thuế thêm để bù vào cho Brexit.

Các công chức tính là sau khi Anh (một nước đóng tiền nhiều hơn nhận) rời Liên minh thì ngân sách của Liên minh sẽ giảm đi 13%. Mối ưu tiên của Thụy Điển sẽ là Anh phải trả cho ngân sách Liên minh mọi thứ tiền đã tuyên bố, rồi trong vòng tiếp của ngân sách sẽ hạ ngân sách của Liên minh xuống như thế nào đó để cả Thụy Điển lẫn bất cứ một nước nào khác sẽ không phải trả tiền thêm để lấp chỗ thâm hụt trong ngân sách sau khi mất đi số tiền người Anh phải đóng. Ông ngoại trưởng Margot Wallström nói với BBC hồi tháng hai là Anh sẽ phải "lãnh các hậu quả" của Brexit.

Bà bộ trưởng tài chính Magdalena Andersson thì nói về nhu cầu tiến hành "một Brexit mềm đến mức có thể"; Thụy Điển muốn giữ quan hệ tốt với đối tác thương mại lớn thứ tư của mình. Song mặc dù Thụy Điển – về lịch sử là đồng minh thân cận của Anh trong Liên minh– hy vọng có các thỏa thuận về thương mại tốt nhưng sẽ không cho phép các lợi ích kinh tế riêng của mình là quan trọng hơn so với sự đoàn kết của các nước thành viên.

- Đề án chính trị của Liên minh phải ở vị trí cao nhất – một công chức có quan hệ tốt với tờ POLITICO và nắm vững quan điểm của nước mình về Brexit đã nói. - Stockholm hy vọng là Anh sẽ ở lại trong liên minh về thuế quan và tỏ ý ngạc nhiên khi bà May trong bài nói hồi tháng một ở Lancaster House tuyên bố loại trừ khả năng này- ông ta nói.

Có thể nước Anh hy vọng đặc biệt về thái độ của Thụy Điển, nhưng bà Ann Linde, bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu đã tuyên bố công khai là Thụy Điển sẽ không "đứng ngoài hàng ngũ 27 quốc gia thành viên" để ủng hộ Anh trong các cuộc hội đàm.

Brexit rắn hay mềm? Tương đối rắn.

NHV (theo Onet.pl)

Sửa lần cuối 2017-04-05 22:33:28

Bình luận

Bình luận qua Facebook