2017-07-30 12:39:32

Sáu cuộc khủng hoảng có thể làm hỏng mùa nghỉ hè của châu Âu


Ba Lan

Tình hình: Ủy ban Châu Âu (KE) đã chuẩn bị khởi động việc trừng phạt nếu chính phủ Ba Lan tiếp tục tiến sâu vào cuộc cải cách tòa án trong mùa hè, khi mà phần còn lại của thế giới đang đi du lịch, chèo thuyền hay phơi nắng.

Tại sao điều này quan trọng: các nhân viên chính quyền của Liên minh không còn tin cậy chính phủ ở Vác-sa-va nữa, và việc thâu tóm kiểm soát về tòa án là lằn ranh cuối cùng mà Bruxelles vẽ trên cát nóng ánh mặt trời.

Điều gì có thể xảy ra: chính quyền Ba Lan có thể bỏ phiếu hủy phủ quyết của tổng thống Duda với hai đạo luật gây tranh cãi, cho phép chính quyền hành pháp có thể năm Tòa án Tối cao và quyền chọn chánh án của Tòa này. Các cuộc phản đối của công chúng trên đường phố có thể bị đàn áp hay giải quyết bằng vũ lực. Trong mỗi kịch bản trên sác xuất để Liên minh Châu Âu vào cuộc đều tăng đáng kể.

Thái độ của Bruxelles: ông phó chủ tịch Ủy ban Frans Timmermans khẳng định hôm thứ tư 26/07 là Ủy ban sẵn sàng khởi động Điều 7, đó là bước khởi đầu cho việc áp dụng "phương án hạt nhân", tức treo quyền bỏ phiếu của Ba Lan. Hơn nữa một thủ tục ít đau đớn hơn do vi phạm luật châu Âu cũng sẽ được tiến hành nếu luật về tòa án công có hiệu lực.

Italia

Tình hình: đây là mùa hè thứ ba liên tiếp khi hàng trăm nghìn người di tản đổ từ Cận Đông và châu Phi vào châu Âu. Liên minh đã ký hiệp ước với Thổ Nhĩ Kỳ, Afganistan và một vài nước châu Phi để hạn chế dòng người này hay để gửi lại những người mới nhập cư về lại nước họ đã từ đó ra đi. Mặc dù vậy các tàu thuyền vẫn đổ tới, chủ yếu là nước Ý.

Tại sao điều này quan trọng: vấn đề dân di tẩn là vấn đề chính trị nóng bỏng nhất ở châu Âu. Nó có thể nhấn chìm chính phủ hay thay đổi xu hướng của các chiến dịch bầu cử ở Đức và Áo.

Điều gì có thể xảy ra: một cuộc tàu chìm khủng khiếp hay một cuộc tấn công khủng bố nguy hiểm do một người mới nhập cư gây ra có thể làm bùng lại cuộc đối thoại rất nóng bỏng này. Nội chiến ở Siri có thể diễn ra theo chiều tệ hơn hay tổng thống Thổ, ông Recep Tayyip Erdoğan có thể làm tăng lên các cuộc thanh toán với Berlin và hủy bỏ hiệp ước đã ký về người di tản với Liên minh Châu Âu. Mỗi khả năng đó đều có thể gây hậu quả gây lặp lại tình hình năm 2015, khi hơn một triệu người di tản tràn qua bán đảo Ban-căng về nước Đức và đi tiếp.

Thái độ của Bruxelles: UE trả tiền trước. Ông Juncker hứa với Ý thêm 100 triệu euro và nhiều nhân viên hơn để giúp họ xoay xỏa được với số dân di tản tăng lên vào mùa hè. Các bộ trưởng cũng thỏa thuận kéo dài Chiến dịch Sophia (chống chuyển lậu người và vũ khí ở phần giữa Địa Trung Hải đến hết năm 2018).

Luân Đôn

Tình hình: đa số trong Quốc hội mà bà Theresa May đang có có thể bay hơi trong mùa hè này. Bà Thủ tướng Anh duy trì được ở vị trí nhờ thỏa thuận với đảng ở Bắc Ai-len, đảng Liên minh Dân chủ, nhưng ở đó luôn có rắc rối. Nếu khoảng 15 nghị viên đã nói với các nhà báo là họ sẵn sàng bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ vẫn giữ nguyên ý của mình, thì có nghĩa là bà sẽ kết thúc sự nghiệp.

Tại sao điều này quan trọng: vì cùng với sự thay đổi thủ tướng thì quỹ đạo Brexit cũng thay đổi – tức đây là một dự án chính trị phức tạp nhất của thời bình từ khi đế quốc Anh tan rã.

Điều gì có thể xảy ra: hiến chương của Đảng Bảo thủ có quy định là cần 48 nghị viên để có thể đòi bỏ phiếu về thay đổi người lãnh đạo. Điều này sẽ không xảy ra trong tháng tám vì nếu không có tình hình đặc biệt như chiến tranh chẳng hạn, thì quốc hội sẽ không họp. Nhưng bà Theresa May có thể bị các tin thất thoát liên tục và bị các cuộc tấn công của các nghị viên hay các bộ trưởng, chúng hạn chế khả năng chỉ huy của bà ở giai đoạn trước đại hội đảng dự kiến tổ chức vào tháng 9.

Thái độ của Bruxelles: các báo lá cải (tabloidy) của Anh đảm bảo cho bạn đọc vui trên bãi biển. Các nhân viên của Liên minh lại muốn có một chính phủ Anh ổn định để cùng đối thoại, nhưng họ khó mà thông cảm và thấu hiểu cho những người của phái Bảo thủ, nhất là khi các cuộc cãi vã nội bộ của họ lại gây ra các vấn đề cho phía bên kia của bờ kênh.

Xứ Catalon

Tình hình: ông chủ tịch vùng Catalon, Carles Puigdemont từ nhiều tháng nay trên con đường va chạm với chính phủ Tây Ban Nha. Ông đã tuyên bố là "không có ai ngăn cản được chúng tôi" tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về độc lập hôm 1-10 tới – Madrit thì cho là việc làm này không hợp pháp.

Tại sao điều này quan trọng: Madrit phản ứng mạnh với các lời kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý của các chính trị gia vùng Catolon, trong đó có cả việc đưa họ ra tòa. Nhưng đem nhà tù ra dọa người muốn đòi bỏ phiếu là một việc không hay trên lục địa coi trọng nhân quyền này.

Điều gì có thể xảy ra: Người dân vùng Catalon sẽ không chịu lùi bước, mà Madrit cũng vậy. Ta có thể chờ khi cùng với việc tăng nhiệt độ của mùa hè và càng gần tới ngày dự kiến, cuộc chiến bằng lời và bằng các điều luật mỗi ngày một tăng lên. Có thể có các cuộc biểu tình rộng lớn của những người ủng hộ độc lập và việc quân đội có mặt trên các đường phố.

Thái độ của Bruxelles: Ủy ban Châu Âu bằng mọi giá tránh né bình luận về vấn đề vùng Catalon, vì mỗi lời nói của họ sẽ bị thổi phồng bởi phía coi là mình bị xúc phạm. Nhưng cả Liên minh sẽ theo dõi chặt chẽ sự kiện ở vùng Catalon – trong đó có những người Flamand ở Bỉ, những người Scotlend ở Vương quốc Anh và những người Bask và các người theo chủ nghãi dân tộc ở Tây Ban Nha.

Ucrain

Tình hình: các cuộc đánh nhau mỗi ngày một mạnh lên từ đầu năm nay tại Ucrain. Pháp và Đức không đủ khả năng để kêu gọi Nga tuân thủ các thỏa thuận ở Mińsk. Những người ly khai được Nga ủng hộ ở miền Đông nước này tuyên bố độc lập với Ki-ép, lập ra một vùng có tên là Nước Nga nhỏ.

Tại sao điều này quan trọng: đối với ông Putin thì trở ngại lớn nhất để đạt được trên miền Đông của Ucrain thứ đã làm được ở Crym là quân đội và nền hành chính của Hoa Kỳ. Không có ai biết đến cùng thì sẽ ra sao.

Điều gì có thể xảy ra: như ông đặc phái viên của Hoa Kỳ ở Ucrain, ông Kurt Volker đã nói hôm thứ ba 25-7, thì Nhà Trắng đang xem xét khả năng trang bị vũ khí cho quốc gia này. Việc này có thể dẫn tới bùng nổ nhanh cuộc xung đột đang tạm lắng đến giờ này. Đồng thời ông tổng thống Trump lại thể hiện sự khó chịu vì không đạt mục đich với Ki-ép khi viết, như thông lệ không đưa ra một dẫn chứng nào, trên Twitter: "Các phép thử của Ucrain nhằm phá chiến dịch tranh cử của Trump – 'là việc âm thầm ủng hộ cho bà Clinton'. Sao lại không có ủy ban điều tra nào về việc này?"

Thái độ của Bruxelles: cuộc xung đột ở Ucrain nếu mạnh lên là lý do duy nhất buộc các công chức của Liên minh rút ngắn kỳ nghỉ hè. Phản ứng không có tác dụng khi Nga chiếm Crym và các cố gắng vô hiệu quả để ngừng chiến đã làm giảm vai trò chủ yếu của châu Âu. Nhưng tổng thống Petro Poroszenko là vị khách thường xuyên ở Bruxelles và nếu các cuộc chiến mạnh lên thì ông lập tức đề nghị Liên minh giúp đỡ.

Dãy núi Himalaja

Tình hình: Bắc Kinh và i New Delhi đang có cuộc chiến bằng miệng về cuộc tranh cãi ở Cao nguyên Doclam trên dãy Himalaja, mà hai nước Trung Quốc và Bhutan đều cho là của mình. Mới đây cả hai thủ đô cũng đã bắt đầu dọa là sẽ hành động. Tuần này Trung Quốc cảnh báo với Ấn Độ (là nước ủng hộ Bhutan), là họ sẽ sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ của mình "bằng mọi giá". Tờ báo của nhà nước "Global Times" đã viết: "Nếu Ấn Độ gây ra xung đột quân sự thì họ sẽ nhận các thiệt hại nhiều hơn so với năm 1962."

Tại sao điều này quan trọng: Trung Quốc và Ấn Độ là các cường quốc nguyên tử, càng ngày càng tranh đua với nhau trong lĩnh vực địa lý-chính trị. Cả hai bên cùng không có lợi gì khi xảy ra xung đột, nhưng cả hai bên cũng khó rút lui.

Điều gì có thể xảy ra: hai nước này đã có cuộc chiến năm 1962 trên một phần biên giới tranh cãi ở dãy núi Himalaja. Vậy không loại trừ sẽ có một cuộc xung đột tiếp.

Thái độ của Bruxelles: Liên minh sẽ là người quan sát (và rất) lo lắng.

NHV (theo POLITICO)

Sửa lần cuối 2017-07-30 21:52:51

Bình luận

Bình luận qua Facebook