2019-08-08 00:18:00

Hiệp ước lịch sử được ký giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam

    Foto: NHAC NGUYEN / East News

    Tác giả: Rafał Tomański (Ba Lan)

    Một hiệp ước lịch sử được ký giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam trong bối cảnh xung đột ở vùng biển tranh cãi.

    - Việt Nam đã ký hôm thứ hai (05/08/2019) một bản hiệp ước bước ngoặt với UE

    - Trong bối cảnh của hiệp ước an ninh, có các cơ hội cho chính sách chung liên quan đến quốc phòng ở biển Đông.

    - Tranh cãi về biển là vùng mà Trung Quốc đang đòi là của mình

    Hôm thứ hai vừa qua sếp ngoại giao của Liên minh Châu Âu, bà Federica Mogherini đã ký ở Hà nội bản thỏa thuận về an ninh giữa Liên minh Châu Âu UE và Việt Nam. Đây là bản hiệp ước đầu tiên thuộc loại như vậy gắn Bruxelles với một nước Đông Nam Á.

    Theo lời bà Mogherini đây sẽ là một trong một loạt các hiệp ước kế tiếp về an ninh ký giữa UE và vùng ASEAN (tức các nước Đông Nam Á). Nhờ vậy, Việt Nam có thể tham gia tích cực vào việc hợp tác quân sự chung với các nước châu Âu và gửi các đại diện của mình tham gia các chiến dịch dân sự của Liên minh. Thêm vào đó, văn bản có tên là FPA (Framework Participation Agreement) cũng đã được ký, nó là thỏa thuận về cơ sở để cho phép hai bên cộng tác trong các tình huống khẩn cấp. Trong khuôn khổ của FPA cũng tiến hành các cộng tác liên quan đến quốc phòng và cộng tác tình báo (wywiadowcza).

    Cuộc chơi đặt cược cao

    Đối với UE thì EPA là hiệp ước thứ tư ký với các nước Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Trước đó, các hiệp ước tương tự đã được ký với Úc, New Zealand và Hàn Quốc. Với Việt Nam thì bản hiệp ước ký trong tháng tám này với UE là một bước tiếp rất quan trọng chứng tỏ việc thắt chặt mối quan hệ song phương. Hồi cuối tháng sáu hiệp ước về thương mại tự do sau vài năm chuẩn bị (gọi là FTA, Free Trade Agreement) đã được ký. Đối với UE, Việt Nam là nước thứ hai của vùng Đông nam Á, sau Singapor mà đã được quyết định nâng quan hệ thương mại lên mức vinh dự ấy. Với Bruxelles, đây là một trong các thỏa thuận quan trọng nhất và đồng thời là khó khăn nhất được ký với một nước đang phát triển.

    Với Hà nội thì FTA có nghĩa là khả năng sẽ tăng trao đổi thương mại với UE lên ít nhất là một phần năm. Năm 2018, xuất khẩu đi các nước Liên minh đã đạt 42,5 tỷ USD. Trong vòng vài năm, thuế hải quan cho hầu hết hàng của Việt Nam sẽ được miễn tại Liên minh. Cũng vào tháng 6, Việt Nam đã được chọn tiếp là thành viên không cố định của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Việt Nam quay lại vị trí vinh dự này trong nhiệm kỳ 2020-2021, và đây là lần thứ hai trong lịch sử. Lần trước Việt Nam nằm trong thành phần các thành viên không cố định của Hội đồng vào các năm 2008-2009.

    Việc xây dựng liên minh chống Trung Quốc

    Các cố gắng của Việt Nam không phải vô cớ. Hà nội làm đủ các thứ có thể để chống lại tahm vọng bành trướng của Bắc Kinh ở biển Đông trên diễn đàn quốc tế. Vùng đất đang tranh cãi từ nhiều năm, nhưng trong các tháng gần đây Việt Nam đang cố gắng mở rộng một liên minh với các nước phương Tây tích cực ủng hộ quan điểm của mình và sẵn sàng gửi tàu của mình đến vùng biển này. Trong tháng tư và tháng năm, các đại diện của Việt Nam đã nói chuyện với các cấp tương ứng của Liên minh về khả năng tổ chức việc có mặt quay vòng thường trực như vậy trên biển Đông, để chứng tỏ có một mặt trận chung đối với Trung Quốc.

    Hiện khó có thể tiên đoán việc cộng tác trong khuôn khổ của FPA sẽ mang lại gì, nhưng có một điều trớ trêu của lịch sử là cho đến lúc này, có một quốc gia của liên minh Châu Âu đã gửi các tàu của mình đến biển Đông lại là Pháp, nước thực dân cũ của Việt Nam. Quốc gia thứ hai chứng tỏ sự có mặt của mình ở vùng biển này là Anh, nhưng với họ là vì vấn đề brexit, cuối tháng 10 này có thể sẽ không là thành viên của UE nữa. Việt Nam trong những năm gần đây đã thắt chặt các tiếp xúc về quân sự - vào năm 2009 họ đã ký thỏa thuận về bảo vệ lẫn nhau, còn từ năm 2016 đã bắt đầu các thương lượng tiếp nhằm đưa ra các cơ cấu của các hoạt động quốc phòng chung.

    Pháp đã kết thúc sự có mặt của mình ở Đông Dương vào tháng năm năm 1954 sau thua trận tại Điện Biên Phủ. Trước đó, người Pháp chiếm đóng Việt Nam, Căm-pu-chia và một phần nước Lào hiện nay trong gần bảy thập kỷ.

    Cuối tháng năm đầu tháng sáu, tàu hộ tống "Forbin"của Pháp đã cập cảng Sài Gòn, còn trong cuộc gặp mặt hàng năm về vấn đề an ninh của vùng ASEAN (tức cuộc đối thoại Shangri-La Dialogue tổ chức tại Singapor) bà bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã cam đoan là Paris sẽ gửi tàu đến biển Đông mỗi năm trên hai lần. Trước đó, vào tháng tư một tàu hộ tống khác, fregate "Vendémiaire" thường trực hàng ngày ở căn cứ của Pháp tại New Caledonia, đã chạy qua eo biển Đài Loan. Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai của mình, vì vậy việc có mặt của các đơn vị quân sự nước ngoài ở eo biển chiến lược đối với Bắc Kinh này bao giờ cũng gặp sự phản đối về ngoại giao của họ.


    QV ( Nguồn: https://businessinsider.com.pl/polityka/historyczna-umowa-miedzy-ue-a-wietnamem-jakie-sa-pola-konfliktu/6xxfcqz?fbclid=IwAR06YRKuHMY-W9xPyOlYmbUsKoajdmySbuXMiXHT53tjiKrZVZDCHmeHdJI)

Sửa lần cuối 2019-08-08 21:34:08

Bình luận

Bình luận qua Facebook