2017-11-04 11:58:29

Thông báo tọa đàm: “Một số nghiên cứu về Văn hóa Việt Nam và sự hội nhập của người Việt tại Ba Lan”

  

     Trung tâm Văn hóa Văn Lang phối hợp cùng Quỹ hỗ trợ người Việt hội nhập tại Ba Lan, Chi hội người Việt Nam tại Raszyn và Câu lạc bộ Lê Quý Đôn tại Ba Lan tổ chức buổi tọa đàm khoa học: Một số nghiên cứu về Văn hóa Việt Nam và sự hội nhập của người Việt tại Ba Lan”

Thời gian: 10h00 - 14h00, Chủ Nhật, 12/11/2017
Địa điểm: Trung tâm Văn hóa Raszyn, al. Krakowska 29A, 05-090 Raszyn

Các diễn giả:
1- Tiến sĩ Marina Marouda (Hy Lạp), ngành nhân học, làm việc tại đại học Sussex (Anh), Marina chuyên nghiên cứu về văn hóa Việt Nam. 

Đề tài: Đời sống và văn hóa của người Việt ở trong nước và ở nước ngoài”
Diễn giả sẽ giới thiệu kết quả nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ của mình.
Hiện nay Marina đang thực hiện dự án nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, thành tựu, về những hoạt động văn hóa xã hội, kinh tế, thương mại ... của cộng đồng người Việt tại các nước Đông Âu: Ba Lan, Séc, Ukraina ...

2- Tiến sĩ Grazyna Szymanska (Ba Lan)làm việc tại Viện xã hội học, ĐHTH Vác-sa-va.

Đề tài: “Người Việt trong mắt người Ba Lan”

Trong báo cáo của mình, tôi muốn bàn về chủ đề mối quan hệ của người Ba Lan đối với người Việt nhập cư ở Ba Lan. Bởi vì, người Việt đã và đang sinh sống ở Ba Lan từ hàng chục năm nay, ý kiến của người Ba Lan về cộng đồng này đã được nghiên cứu khá nhiều lần (thí dụ như cuộc trưng cầu ý kiến dân của hãng dư luận CBOS với câu hỏi ”mối quan hệ của của người Ba Lan đối với các cộng đồng dân tộc khác ở Ba Lan”). Kết quả của những cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng (như của Trung tâm chống Phân biệt XH) đã chỉ ra những quan điểm cũ của người Ba Lan đối với người Việt nói chung khá tốt, nhưng người Ba Lan vẫn luôn cho là người Việt ở Ba Lan là cộng đồng khép kín, và như vậy không nhiều người Ba Lan hiểu biết về cộng đồng này. Tôi sẽ nói về những điểm tích cực của người Việt (chăm chỉ, quan tâm con cái học hành) và cả những điểm tiêu cực (sống cách biệt, ít hội nhập), để chỉ ra những hướng đi mới, làm sao để có thể thay đổi những kiểu nhìn nhận đó...” (Grazyna Szymanska)

3- Thạc sĩ Ewa Grabowska (Ba Lan), ngành tâm lý học, hiện đang là nghiên cứu sinh tại ĐHTH Vác-sa-va.

Đề tài: "Quá khứ có phải là chìa khóa cho tương lai không?"
Diễn giả sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu về gia đình Việt Nam, từ đó có thể rút ra những điều bổ ích, giúp cho mối quan hệ của mọi người trong gia đình khăng khít hơn, con cái thành công hơn trong học tập và trong cuộc sống.

Cả ba nữ diễn giả đều đã từng sang Việt Nam học tập và nghiên cứu (biết nói tiếng Việt), là những người bạn gần gũi, yêu mến Việt Nam, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng người Việt tại Ba Lan.
Xin trân trọng kính mời các quý vị và bà con cộng đồng đến tham dự buổi tọa đàm.
BAN TỔ CHỨC

Lưu ý: Các diễn giả giới thiệu đề tài nghiên cứu của mình bằng tiếng Anh, tiếng Ba Lan. BTC có mời phiên dịch tiếng Việt để mọi người đều hiểu.

Một số hình ảnh về các nhà nghiên cứu Grazyna Szymanska, Ewa Grabowska và Marina Marouda tham gia các hoạt động văn hóa, hội nhập … của CĐ người Việt tại Ba Lan:

(Nguồn ảnh: FB và QV)

Ewa Grabowska và Grazyna Szymanska ( thứ 4 và thứ 6 từ phải sang)

*

*

*

*

*

*

TS Marina Marouda trò chuyện với GS Trần Chi (ĐH Olsztyn)


 TS Marina Marouda trò chuyện với SV và CB Việt Nam tại Ba Lan

Ewa Grabowska và Marina Marouda đang trò chuyện về đề tài VH Việt Nam.

Sửa lần cuối 2017-11-07 07:13:17

Bình luận

Bình luận qua Facebook