2020-11-30 19:47:46

Làm thế nào để chiến thắng COVID-19? Hãy rèn luyện phổi, đừng nằm ỳ trên giường và mua dụng cụ đo mạch và nồng độ ô-xy (pulsoksymetr)!

Tác giả: Maja Sałwacka

Fot. Anna Krasko/Agencja Gazeta

Bệnh nhân nhiễm COVID nên tập phổi và tập thở, vì hít thở là quan trọng nhất với bệnh này. Chúng tôi cho bệnh nhân tập thở - bác sỹ Jacek Smykał nói. Ông Jacek Smykał là người phụ trách bện viện thực hành của ĐHTH ở Zielona Góra, nơi vào tháng 3 năm nay, bệnh nhân đầu tiên nhiễm coronavirus được điều trị. Cho đến tháng 8, chưa bệnh nhân nào mắc COVID-19 nào bị tử vong ở đây. Sau đây là cuộc phỏng vấn.

Maja Sałwacka: Huyết tương của người đã khỏi là cứu tinh hay chỉ là lầm tưởng?

Jacek Smykał: – Huyết tương có tác dụng tốt trong giai đoạn đầu khi mắc bệnh, giống như remdesivir. Có tin là nó giúp ngắn thời gian điều trị và bệnh nhân chóng khỏi.

Đó là một kiểu miễn dịch thụ động, do huyết tương chứa sẵn kháng thể. Khi bệnh nhân chưa có kháng thể của mình và ta cho họ sẵn vũ khí chống COVID. Toàn bộ nghệ thuật là ở đây, vì khi bệnh nhân đã có kháng thể của mình thì cho nó vào là quá muộn.

Vậy phải cho huyết tương vào khi chưa có triệu chứng ư?

– Không, vì lúc đó bệnh chưa phát triển. Tất nhiên nếu có chỉ định thì dùng. Không phải bệnh nhân nào cũng cần. Bệnh nhân đó phải có triệu chứng suy hô hấp, đúng ra là lúc bắt đầu suy hô hấp. Ta đang nói về các trường hợp nặng, vì nhứng người như vậy được chở đến chỗ chúng tôi. Một số trong họ chỉ sau vài ngày khi bị nhiễm thì tình trạng sức khỏe sụt nhanh. Do vậy nếu chúng tôi thấy tình hình xấu, chúng tôi sẽ dùng huyết tương và remdesivir.

Remdesivir có phải là thứ thuốc kỳ diệu chữa COVID không? Ta sẽ mua ở hiệu thuốc và để dành chờ lúc cần và không có sao?

– Không. Trước hết, đây là loại thuốc chỉ phân cho các bệnh viện,  vậy không thể mua nó ở hiệu thuốc được. Thứ hai, đây không là thuốc viên mà là thuốc nước, nó truyền qua tính mạch, vậy không phải ai cũng tự làm được. Đầu tiên dùng 2 ống một ngày, sau một ống trong 5 ngày.

Tổ chức Y tế thế giới WHO đã không khuyên dùng nữa

– Một số người không tin vào tác dụng của nó, nhưng Hội các nhà Dịch học và Bác sỹ bệnh Lây của Ba Lan khuyên dùng. Chúng tôi không dùng bất cứ gì không được khuyến cáo dùng.

Vậy remdesivir chế ra để chữa bệnh gì?

– Virus Ebola. Nó chưa được dùng ở Ba Lan hồi ấy. Chúng ta sẽ có nhiều thuốc mới, nhưng quan trọng nhất tôi tin là sau một hay hai tháng nữa chúng ta sẽ có vac-xin. Nếu như Liên minh Châu Âu cho chúng ta tiền để mua và tiêm phòng cho dân.

Còn nếu không thì tỉnh ta sẽ yêu cầu Đức giúp? Remdesivir và test?

– Thế thì tốt vì chúng ta có ít cả hai thứ ấy. Test ư? Nếu ai phải chờ kết quả mất 7 ngày thì nó chẳng có nghĩa lý gì nữa.

Thuốc chống HIV có giúp gì không?

– Giáo sư Krzysztof Simon lúc đầu khi có dịch đã nói: chúng ta chữa bệnh bằng mọi thứ có ttreen thị trường, tức cả thuốc chữa HIV. Do vậy lúc đầu chúng tôi cũng dùng cho bệnh nhân. Khó dánh giá là nó có giúp được gì không.

Có lẽ là có, vì trong đợt dịch đầu không có ai chết vì COVID-19 cả.

– Ấy là do chúng ta có tình hình ở các nhà dưỡng lão DPS tốt. Ở các nơi bị sập bao giờ cũng có một hậu quả là tỷ lệ tử vong cao,, do họ có bệnh nền. Đáng tiếc là có một thay đổi, có các bệnh nhân tuổi ba mươi chết, mà không chỉ những người trên 60. Đó là các bệnh nhân trẻ nhưng mắc bệnh thận, hệ hô hấp, bệnh tim hay hệ miễn dịch.

Có điều gì làm ông ngạc nhiên không?

– Có điều lạ là những người chữa bệnh lây lâu như chúng tôi ít bị mắc COVID-19, mặc dù chúng tôi phải tiếp xúc với bệnh nhân ở chỗ làm. Có thể là do khả năng miễn dịch cao, hay chúng tôi đã có nhiễm coronavirus và đã có kháng thể. Tôi hy vọng là vậy.

Nhưng tôi cũng có điều ngạc nhiên. Nhân viên không lây từ bệnh nhân nhưng lại bị ốm

– Cũng đúng, chúng tôi có các nhân viên bị lây ở nhà, qua con cái, vợ chồng hay người thân. Còn ở đay chúng tôi có chế độ vệ sinh nghiêm ngặt.

Có thể bị mắc COVID-19 lần thứ hai không?

– Đó là các trường hợp hiếm. Trên thế giới có khoảng hơn chục trường hợp.

Nhưng chúng tôi nghe ở Ba Lan có tin như vậy, hay xét nghiệm cho kết quả không đúng?

– Chúng ta đang đả động đến một vấn đề quan trọng là độ nhậy của test. Khi ấy ta đã có lúc đầu dịch là xét nghiệm ở một nới cho âm tính, chỗ khác không khẳng định, rồi sau một tuần lại dương tính. Có thể do cách lấy mẫu, độ nhậy của xét nghiệm hay các yếu tố khác nữa.

 Nhưng chụp tomografia thì chắc chắn, vì các thay đổi trong phổi do COVID gây ra có các đặc trưng rõ ràng.

Ông còn ngạc nhiên về diều gì nữa không?

–Là hiện không có cúm, chỉ có COVID. Có vẻ như nó che lấp bệnh cúm vậy.

Vì mọi người đã tiêm phòng chăng? Hay họ không đi khám?

– Mọi người phân biệt được các triệu chứng, lấy ngày phép và nghỉ ở nhà, có thể vì thế tránh bị đi cách ly.

Người đã khỏi có cần để ý đến các thay đổi trong phổi không?

– Đáng tiếc là có. Điều gì đang xảy ra là một việc, còn trong tương lai là cái khác. Chúng tôi gặp nhiều trường hợp phổi bị hư nặng, viêm phổi kéo dài nhiều tuần. Các bác sỹ chuyên về phổi có rất nhiều việc, cũng như bác sỹ phục hồi chức năng. Các nhà an dưỡng sau này sẽ rất đông khách.

Bệnh nhân qua COVID-19 nên tập phổi và tập thở. Với bệnh này hô hấp là quan trọng nhất. Nếu ta thở kém, lấy khí vào ít thì ta sẽ ốm lâu hơn và có thể bị các biến chứng. Chúng tôi cùng tập với các bệnh nhân của mình.

Làm thế nào tập, khi ta chữa bệnh COVID ở nhà?

– Các bài tập dễ tìm trên mạng. Phải hít khí đầy phổi, thông thoáng nhà để thở không khí trong lành. Đừng nằm ỳ trên giường, phải di chuyển lồng ngực.

Nhưng có người yếu đến mức không mặc quần áo được, chỉ nằm thôi.

– Đó là sai lầm. COVID không buộc phải nằm. Người yếu là triệu chứng tất nhiên của bệnh, nhưng phải vận động, tôi không nói phải chạy, nhưng di chuyển, hít thở, ra ban công để lấy khí.

Xông mũi (nebulizacje- Xem bài trên Quê Việt: Xông nước muối phòng COVID-19 (queviet.eu)) có tác dụng hay không?

– Có.

Và cây cơm cháy (czarny bez), vitamin C có tác dụng không?

– Chắc chắn. Mọi kinh nghiệm của các cụ đều tốt. Chè quả mâm xôi (malina), chanh mật ong hay tỏi đều giúp cả. Và phải uống nhiều nước.

Có phải các thuốc như nurofen, ibuprom làm tăng triệu chứng bệnh COVID?

– Không. Chúng tôi kê các thuốc ấy. Phải uống thuốc chống sốt, giảm đau, nhất là khi sốt lâu cơ thể mất nước.

Nên có gì trong tủ thuốc và lúc nào thì gọi cấp cứu?

– Phải có máy đo mạch và nồng độ ô-xy (Pulsoksymetr – Xem bài viết trên Quê Việt: Pulsoksymetr: nguyên tắc hoạt động, dùng làm gì và nó cần cho ai (queviet.eu)). Cái này rất cần cho người cao tuổi. Họ nên đo mỗi ngày hai lần. Khi nồng độ thấp và ho, sốt tăng lên thì phải gọi cấp cứu. Ở nhà càng lâu thì càng nguy hiểm.

Đo bằng pulsoksymetr rất đơn giản, chỉ cần kẹp vào đầu ngón tay. Giá khoảng 90 zł, có thể mua dễ dàng ở các hiệu thuốc.

Vậy bệnh viện đang điều trị thế nào?

– Chữa bằng ô-xy (tlenoterapia). Không được để cho bệnh nhân phải dùng máy thở. Mỗi giường bệnh của chúng tôi có khí ô-xy. Đó là thuốc chủ yếu. Không có ô-xy bệnh nhân sẽ chết.

Chúng tôi dùng cho bệnh nhân 60 lít khí ô-xy trong một phút.

Có nên dùng dụng cụ thở ô-xy (aerator tlenu) ở nhà không?

– Dòng khí của nó quá yếu, chỉ 3 lít mỗi phút. Không so được với máy ở bệnh viện. Khi phổi hỏng ta không thở được. Vậy phải quan sát, nếu thấy tệ phải gọi cấp cứu. Mọi giường ở bệnh viện tạm thời đều có khí ô-xy.

Nguyễn Hữu Viêm (nguồn: Jak wygrać z COVID-19? Ćwicz płuca, nie wyleguj się w łóżku i kup pulsoksymetr! (wyborcza.pl)
Sửa lần cuối 2020-11-30 18:47:46

Bình luận

Bình luận qua Facebook