Cuốn
sách “Ngữ pháp tiếng Ba Lan” của tác giả Hoàng Thu
Oanh được Đại sứ quán Ba Lan giới thiệu, hứa hẹn
mang lại cho độc giả đầy đủ thông tin cơ bản về
ngữ pháp của ngôn ngữ Ba Lan hiện đại và đủ “tư
liệu” để người học luyện ngôn ngữ này.
Ông
Wojciech Gerwel - Đại sứ Cộng hòa Ba Lan - cho biết, khi
học tiếng Ba Lan hay bất kỳ ngoại ngữ nào khác, phần
không thể thiếu đó chính là ngữ pháp. Ngữ pháp thực
sự cần thiết cho bất kỳ ai muốn giao tiếp tiếng
tiếng Ba Lan hiệu quả. Và sự ra đời của cuốn sách
“Ngữ pháp tiếng Ba Lan” của tác giả Hoàng Thu Oanh
sẽ là sự hỗ trợ tuyệt vời cho những ai quan tâm và
yêu thích tiếng Ba Lan, văn hóa Ba Lan.
Đồng
thời, “cuốn
sách này sẽ đóng góp một phần vào phương tiện
gắn kết tạo ra nhiều cơ hội để kết nối giữa
hai nền văn hóa, hai dân tộc Việt Nam - Ba Lan”
- Đại sứ nhấn mạnh.
Ông Wojciech Gerwel - Đại sứ Cộng hòa Ba Lan chúc mừng tác giả cuốn sách “Ngữ pháp tiếng Ba Lan” Hoàng Thu Oanh (12/2021)
Tiến sĩ Hoàng Thu Oanh đã cống hiến toàn bộ sự nghiệp chuyên môn của mình để gắn kết hai nền văn hóa Ba Lan và Việt Nam. Dạy tiếng Ba Lan hơn 30 năm, bà đã đào tạo hầu hết các thế hệ người Việt Nam sang học tập và làm việc tại Ba Lan từ năm 1974.
Bà cũng là một trong những giảng viên dạy tiếng Việt chuyên nghiệp đầu tiên tại Ba Lan, nhờ đó mà học sinh Ba Lan có thể học ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam trong suốt 16 năm .
Đồng thời, để hỗ trợ hoạt động giảng dạy của mình trong suốt những năm qua, bà đã có rất nhiều ấn phẩm giúp học sinh làm quen và hiểu hơn nữa tiếng Ba Lan và tiếng Việt. Bà là đồng tác giả của những cuốn sách tiếng Ba Lan đầu tiên dành cho người Việt Nam được xuất bản trong những năm 70 và 80, từ điển Ba -Việt và Việt - Ba Lan bỏ túi, và là tác giả của sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho người Ba Lan, cũng như bốn cuốn hội thọai Ba Lan-Việt được xuất bản trong những năm 1992-2010.
Tiến sĩ vẫn tiếp tục hoạt động khoa học của mình khi đã nghỉ hưu. Năm 2021, cuốn sách mới nhất của bà được xuất bản - cuốn giáo khoa tiếng Ba Lan đầu tiên ở Việt Nam được xuất bản bằng tiếng Việt.
Bà
cũng tích cực hoạt động
xã
hội. Trong mọi dịp có thể, bà luôn tham gia - cả ở Ba
Lan và Việt Nam - trong nhiều sự kiện quảng bá ngôn ngữ
và văn
hóa Ba Lan cho người Việt Nam cũng như ngôn ngữ và
văn
hóa Việt Nam cho người Ba Lan. Bà
cũng là một
trong những
người thành lập trường dạy tiếng Việt cho trẻ em
Việt Nam tại Warszawa vào cuối những năm 90 của thế
kỷ trước.
Theo
quyết định
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Khoa học Cộng hòa Ba Lan - Huy chương
của Ủy ban Giáo dục Quốc gia được trao cho Tiến sĩ
Hoàng Thu Oanh vì
những đóng
góp đặc biệt cho sự nghiệp phát triển giáo dục và
đào
tạo.
Trong buổi lễ ra mắt cuốn sách "Ngữ pháp tiếng Ba Lan", TS Hoàng Thu Oanh đã phát biểu:
"Cuốn sách là sự đúc kết, tổng hợp kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy tiếng Ba Lan và tiếng Việt cũng như những nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ giữa hai thứ tiếng của tôi.
Tiếng Ba Lan được cho là một trong những ngôn ngữ khó, nhất là đối với những người mà tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ phân tích như tiếng Việt.
Tiếng Ba Lan là một ngôn ngữ biến hình, ngữ pháp phức tạp, đa dạng với những khái niệm ngôn ngữ xa lạ với người Vn, khác xa với tiếng Việt nên tạo cho người học nhiều cảm giác khó khăn khi học . Khi học tiếng Ba Lan, ngữ pháp là điều làm khó cho hầu hết những người học, bởi vì mỗi thứ tiếng có ngữ pháp đặc trưng riêng của nó. Tiếng Ba Lan là ngôn ngữ mà theo tôi không thể nói đúng, nói hay và nhất là viết tốt nếu như không hiểu cái cơ bản của ngôn ngữ Ba Lan là biến đổi từ. Không nắm được ngữ pháp, cách biến đổi từ có thể dẫn đến sự hiểu sai nội dung mà người nói muốn truyền tải. Tuy nhiên không thể nói rằng không thể học được tiếng Ba lan
Tôi viết cuốn „Ngữ pháp tiếng Ba Lan”, trước hết đó là vì tình yêu của tôi đối với thứ tiếng của một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, một ngôn ngữ phong phú về mọi khía cạnh, đã được nhiều nhà văn nhà thơ sử dụng để cho ra đời những tác phẩm văn thơ nổi tiếng giành được giải Nobel văn học, trong đó có những tác phẩm đã được các dịch giả người Việt chuyển ngữ sang tiếng Việt.
Đó là vì ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi chúng ta tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là chúng ta cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ đó. Chúng ta không thể hiểu một nền văn hóa mà không trực tiếp tiếp cận với ngôn ngữ của nó. Viết "„ngữ pháp tiếng Ba Lan" tôi mong muốn tiếng Ba Lan đóng góp một phần vào phương tiện gắn kết tạo ra nhiều cơ hội để kết nối giữa hai nền văn hóa, hai dân tộc Việt-Ba trong mọi lĩnh vực.
Đó là vì xuất phát từ nhu cầu của người Việt đang sinh sống và học tập ở Ba Lan, muốn tìm hiểu sâu một cách có hệ thống tiếng Ba Lan; Nếu như vào những năm 90 tiếng Ba Lan với nhiều người chỉ là những câu chào hỏi, những câu dùng trong mua bán đơn thuần, chỉ cần nhờ người biêt tiếng dịch ra tiếng Ba Lan rồi phiên âm ra tiếng Việt và học thuộc lòng là có thể "giao tiếp, giao dịch được” nhưng tình hình đã thay đổi, cộng đồng VN đang ngày càng phát triển và đang từng bước hòa nhập vào xã hội Ba Lan, và muốn hòa nhập thì cần phải trước hết xóa được rào cản ngôn ngữ.
Đó là vì tôi tin chắc hàng ngàn cựu lưu học sinh đã từng học và nghiên cứu ở Ba Lan, chắc chắn muốn nhớ lại tiếng BL, ngôn ngữ của đất nước mà tất cả đều coi là tổ quốc thứ 2 của mình.
Ngữ pháp, tuy là phần kiến thức quan trọng và vô cùng thú vị nhưng lại thường bị hiểu nhầm là những công thức buồn tẻ hoặc là phần học khô khan và khó nhằn nhất trong tiếng Ba Lan. Nhưng phải hiểu rằng, ngữ pháp bản chất là tập hợp những quy tắc, luật-lệ quy định cách sử dụng một ngôn ngữ. Hiểu được ngữ pháp, sẽ hiểu được bản chất của mỗi thành phần trong tiếng Ba Lan và cách kết nối các Từ-Cụm-Câu thành thông tin có nghĩa đối với cả người nói và người đọc/người nghe.
Tóm lại, nếu muốn hiểu được ý nghĩa câu nói được truyền đạt từ người khác, hoặc muốn phát triển kỹ năng diễn đạt ý tưởng thì chúng ta cần phải học càng nhiều ngữ pháp càng tốt. Ngữ pháp thực sự cần thiết cho bất kỳ ai muốn giao tiếp tiếng tiếng Ba Lan hiệu quả.
Trong cuốn sách có đầy đủ thông tin cơ bản về ngữ pháp của ngôn ngữ Ba Lan hiện đại và đủ "tư liệu" để người học luyện các bài tập trong ngôn ngữ này.
„Ngữ pháp tiếng Ba Lan” chứa đựng toàn bộ hệ thống ngữ pháp, từ ngữ âm, từ loại, biến đổi từ, cú pháp, cấu tạo từ mới đến viết chính tả. Người học có thể tìm hiểu cách phát âm mỗi một nguyên âm, hoặc phụ âm, cách tạo những từ mới v.v. Trong cuốn sách, tác giả chú ý nhiều đến cách biến đổi loại từ, ý nghĩa và cách dùng các cách, cách chia động từ.
Mỗi trang sách cung cấp và giải thích rõ ràng một khía cạnh cụ thể ngữ pháp tiếng Ba Lan với các ví dụ về cách sử dụng.
Viết về ngữ pháp BL bằng tiếng Việt quả thật là công việc khó do hai ngôn ngữ quá khác nhau. Tôi cố gắng truyền tải bằng ngôn ngữ phổ thông, đơn giản nhất, tránh tối đa các thuật ngữ khoa học để bất kỳ ai đọc cũng có thể hiểu được một cách tốt nhất về ngữ pháp tiếng Ba Lan và sử dụng nó một cách dễ dàng. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà người đọc có thể gặp đâu đó những "hạt sạn" không đáng có trong cuốn sách .
Mong rằng cuốn sách sẽ mang lại hữu ích cho những ai quan tâm và yêu thích tiếng Ba Lan, văn hóa Ba Lan"
Một số hình ảnh trong buổi trao Huy chương của Ủy ban Giáo dục Quốc gia Ba Lan cho Tiến sĩ Hoàng Thu Oanh.
*
*
*
QV
Bình luận