Luật Ba Lan về vượt xe bên phải rất rối rắm: chỗ này được, chỗ kia không... Phần lớn lái xe không nắm chắc vấn đề này. Ta hãy bắt đầu giải thích một khái niệm mà có vẻ ai cũng biết, nhưng nó quyết định rất nhiều thứ.
Thế nào là làn xe chạy (pas ruchu)
H.1 Đường phân làn và không phân làn
Làn xe là mỗi dải dọc trên đường đủ cho một hàng xe nhiều vệt bánh chạy, nó có thể được vạch dấu hay không. Hình 1.
Từ đó suy ra làn xe có thể được đánh dấu (chủ yếu là các vạch trên mặt đường), nhưng không nhất thiết phải đánh dấu. Nếu trên mặt đường không phân làn, nhưng nó đủ rộng để cho phép hai xe đi song song thì mặt đường đó có hai làn xe. Lái xe có trách nhiệm chỉ đi trên một làn và không đi làn bên trái nếu không có nhu cầu, hơn nữa không được đi lúc bên này lúc bên kia hay chiếm cả hai làn.
Nếu bạn nắm chắc định nghĩa trên thì bạn sẽ hiểu khi nào được vượt bên phải.
Vượt xe trên đường không phân làn
H. 2 Đường một chiều không phân làn, không được vượt vên phải
Đường hai chiều không phân làn - Không được vượt bên phải
H. 2 Cao tốc, cũng không được vượt bên phải
Bạn có thể vượt bên phải trên những mặt đường có phân làn, nhưng nếu không phân làn thì bạn không được vượt phía bên phải.
Việc cấm này là do không phải lái xe nào cũng hình dung được làn xe khi không có vạch trên đường và có thể chạy lệch cản đường xe muốn vượt.
Bạn hãy nhớ: Khi không có vạch phân làn trên đường thì tự động cấm vượt bên phải, cả trên đường một chiều và hai chiều. Xem hình 2a và 2b.
Đôi khi, trên đường cao tốc hay xe nhanh hai chiều mà chưa có vạch phân làn, ví dụ do sửa chữa và thợ chưa kịp phân vachj. Khi đó ta cũng không được vượt bên phải. Hình 2c.
Vượt xe trên cao tốc phía bên phải
H.3 - Cao tốc phân làn. Được vượt bên phải
H.4 Lưu ý khi vượt bên phải
Trên các mặt đường có phân làn ta có thể vượt bên phải, kể cả đường có một hay hai chiều. Nó cũng áp dụng cho đường cao tốc.
Khi vượt bên phải, nhất là trên đường xe nhanh, ta nên thận trọng, ví dụ có thể có tình huống sau. Xem hình 4.
Lái xe ô tô màu đỏ đi trên làn phải muốn vượt các xe đi trên làn trái vì có quyền vượt. Trong khi đó, lái xe ô tô màu xanh da trời quan sát gương hậu, thấy xe màu xanh lá cây muốn vượt mình. Anh ta quyết định tạt sang làn phải để nhường đường. Chỉ có điều anh ta tập trung gương trái, không nhìn gương phải vì không nghĩ có ai đi nhanh bên ấy. Thế là rất dễ xảy ra tai nạn!
Vượt xe trên đường hai chiều
H. 5a Vượt xe trên đường hai chiều ở khu dân cư
H.5b Vượt xe trên đường hai chiều ngoài khu dân cư
Trên đường hai chiều việc vượt xe phía bên phải phụ thuộc vào vùng và số làn xe trên đường. Ở khu dân cư, mặt đường phải có ít nhất hai làn xe theo chiều đi mới có thể vượt phía bên phải.
Ở ngoài khu dân cư, mặt đường phải có ít nhất ba làn xe đi về cùng một chiều ta mới có quyền vượt xe phía bên phải.
Vượt xe khi lên dốc
6.a Không được vượt bên phải mặc dù có vạch làn xe lúc lên dốc
H.6b Không được vượt kể cả ở khu dân cư
Tuy nhiên thế chưa hết. Luật không cho phép vượt xe bên phải mặc dù có vạch làn đường lúc lên dốc. Hình 6a. Tại sao vậy? Lý do là trên làn bên phải phía trước ta có thể có xe tải hay máy kéo đang chạy rất chậm mà ta không nhìn thấy lúc muốn vượt và khi đó ta sẽ phải phanh gấp. Điều này áp dụng cả ở khu dân cư, khi đủ số làn xe. Hình 6b.
Vượt xe ở chỗ ngoặt
H.7 Không vượt bên phải khi có biển cảnh báoở đường ngoặt
Luật không cho phép vượt bên phải mặc dù đủ điều kiện về số làn xe nhưng có biển cảnh báo đường ngoặt.
Vượt xe ở giao lộ
H. 8a Giao lộ có vạch làn đường
H.8b Ở giao lộ không vạch làn đường ta không được vượt bên phải
Luật không cho phép vượt xe ở giao lộ kể cả bên phải lẫn bên trái khi không có vạch làn đường. Nếu có vạch làn, có thể vượt phía bên phải. Hình 8a và 8b.
Nguyễn
Hữu Viêm,
Theo https://motoryzacja.interia.pl/przepisy-drogowe/news-czy-na-autostradzie-wolno-wyprzedzac-z-prawej-strony,nId,2513201#utm_source=paste&utm_medium=paste&utm_campaign=chrome
Bình luận