2021-05-14 19:16:42

Made in Việt Nam: tại sao Hà Nội lại muốn tự làm vắc-xin

Chris Barrett, 13/5/2021 — 15h56

Từ Singapore: Cho dù bạn nhìn theo cách nào đi nữa thì cách Việt Nam làm trong đại dịch cũng vẫn là đặc biệt.

Ở một đất nước với gần 100 triệu dân mà mới chỉ có dưới 4000 trường hợp nhiễm COVID-19 và 35 ca tử vong.

Lúc này đây, giữa làn sóng mới của virus đang hoành hành ở Đông Nam Á từ sáu tuần lễ qua, Việt Nam lại thấy nổi bật lên.

Là một trong các quốc gia duy nhất của vùng này dứt khoát khước từ có hiệu quả với chính sách ngoại giao vác-xin của Trung Quốc và phải chịu thiếu hụt nguồn cung cấp, Việt Nam đang chế không chỉ một mà bốn loại vác-xin riêng của mình.

Hai loại vác-xin đang được các hãng dược quốc doanh sản xuất nhưng đi đầu là hãng dược Nanogen, hãng này đang tiến sâu vào việc thử nghiệm lâm sàng tại Đại học Quân Y Việt Nam ở Hà Nội và có tham vọng toàn cầu cho ứng viên Nanocovax ngừa COVID-19 của mình.

Trong một buổi phỏng vấn của The Sydney Morning Herald và The Age, Tiến sỹ Đỗ Minh Sỹ, giám đốc nghiên cứu và phát triển của Nanogen đã nói rằng ông hy vọng vác-xin sẽ sớm được cho phép dùng trong tình hình khẩn cấp. Ông nói cơ sở của công ty ở thành phố Hồ Chí Minh có khả năng sản xuất 120 triệu liều một năm và họ đang thảo luận với Ấn Độ và Hàn Quốc để mở rộng kế hoạch sản xuất.

“Chúng tôi có thể sản xuất vác-xin ở đó rồi có thể bán ra thế giới,” ông nói. “Đó là kế hoạch của chúng tôi”.

“Chúng tôi sẵn sàng để tiến hành tiêm chủng vì chúng tôi đã sản xuất rất nhiều vác-xin cho dân Việt Nam. Chúng tôi cũng muốn chia sẻ công nghệ của mình cho các nước có thu nhập thấp.”

Nanogen đang tiến gấp giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng, ông nói một số cuộc thử nghiệm có thể sẽ tiến hành ở Philippine và Bangladesh do Việt Nam đã có quá ít các ca nhiễm nên khó thể hiện đầy đủ hiệu quả của vác-xin khi thử nghiệm ở trong nước.

Việt Nam mới có đảm bảo được nhận ít hơn 1 triệu liều vác-xin AstraZeneca chủ yếu thông qua chương trình toàn cầu như COVAX, công ty hy vọng là phần lớn dân số của đất nước sẽ được tiêm các loại vác-xin nội như Nanocovax.

Việt Nam cũng đã xin Tổ chức Y tế thế giới cho chuyển giao công nghệ, cho phép các công ty trong nước có thể bắt đầu sản xuất loại vác-xin theo công nghệ mRNA như của các hãng Pfizer-BioNTech và Moderna.

Tiến sỹ Đỗ Minh Sỹ nói là khác với các đòi hỏi phải bảo quản đông lạnh của các vác-xin mRNA, việc đòi hỏi của Nanocovax là giữ ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, vậy nó sẽ là lý tưởng để phân phối ở Việt Nam và ngoài khu vực.

“Đấy là lý do tại sao tôi rất tin tưởng là chính phủ Việt Nam đang đợi vác-xin của chúng tôi. Chúng tôi không thể chờ vác-xin nước ngoài,” ông nói.

Là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng kinh tế trong năm ngoái, Việt Nam đã chống cự với lây nhiễm COVID với một chiến lược lockdowns cục bộ, theo dõi nhanh chóng lần theo vết tiếp xúc và tuân thủ,  cùng với việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội bắt buộc. Rồi cả những chiếc loa phường ở Hà Nội xưa dùng để báo động các cuộc tấn công trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam đã vưa được lắp đặt lại để phát các hướng dẫn về mối đe dạo của virus.

Chính quyền lại vừa báo động ở mức cao về làn sóng dịch thứ tư. Đã có trên 800 ca mới từ mức 25 ở 63 tỉnh thành Việt Nam trong 6 tháng gần đây, do nhiều người nước ngoài lại bị dương tính sau khi được cho ra từ chỗ cách ly bắt buộc.

Các con số này ít ỏi so với các con số tăng báo động ở nước láng giềng Căm-pu-chia, nơi con số đã vọt lên từ 500 ca trong tháng hai đã vọt lên tới trên 20.000, và ở Thái Lan, nơi năm ngoái có dưới 7000 trường hợp dương tính và giờ con số đã gầnand in Tha 90,000.

Nhưng Việt Nam đang chuẩn bị sẵn sàng cho 30.000 ca lây nhiễm và Tiến sỹ Nguyễn thu Anh, chuyên gia dịch bệnh của Woolcock Institute of Public Research tại Hà Nội và của ĐHTH Sydney cảnh báo là đợt dịch này khác với các đợt trước do virus dã lan quá rộng ở các tỉnh.

Trong khi theo bà các nghi ngại ngày càng tăng lên với vác-xin AstraZeneca cùng các triệu chứng phụ của nó thì nghiên cứu của cơ quan bà về các lý lẽ ủng hộ hay phản đối đối với ứng viên vác-xin của Việt Nam vẫn chưa thuyết phục được bà rằng đó là một giải pháp.

“Ngay cả khi vác-xin được sản xuất tại chỗ và an toàn, nhưng để có đủ nguồn lực để sản xuất (rất nhiều liều) là vấn đề lớn nhất của Việt Nam. Tôi không chắc là nước này có đủ nguồn tài chính để làm được việc này,” bà nói.

Việt Nam trước đây đã sản xuất vác-xin ngừa bệnh cúm nhưng ông Rogier van Doorn, một nhà vi sinh học người Đức và là giám đốc của Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford tại Hà Nội cũng đồng ý là một số lượng lớn liều của vác-xin ngừa COVID-19 cần thiết cũng là một vấn đề.

“Có khả năng về kiểm tra chất lượng để làm việc này nhưng quy mô cần thiết như bây giờ là mức chưa từng có... 200 triệu liều là một chuyện khác so với việc họ đã làm từ trước đến giờ,” ông nói.

Việc này sẽ có làm được hay không rồi ta sẽ thấy, nhưng ông ta mô tả cách đối phó chung của Việt Nam với virus thật là “không thể tin được”.

“Và tôi tin các con số họ đưa ra,” ông van Doorn nói. “Tôi làm việc trong các bệnh viện. Nếu nhiều ca lây nhiễm hơn thì tôi đã thấy ngay.”

Nguyễn Hữu Viêm

Nguồn:Nguồn: https://www.smh.com.au/world/asia/made-in-Việt Nam-why-hanoi-wants-to-make-its-own-vaccine-20210513-p57rl0.html

Sửa lần cuối 2021-05-14 17:17:43

Bình luận

Bình luận qua Facebook