Hàng nghìn sinh viên đang mắc kẹt tại Hà Nội, nơi các cơ quan chức năng của đất nước đã tuyên bố đóng cửa vì đại dịch. Nhiều sinh viên khác đã chọn ở lại Hà Nội để có thể thi và không bị mất việc làm nhằm trang trải học phí. Những người ở lại thủ đô của Việt Nam không thể nhận bưu kiện từ gia đình, một số bị mất việc, họ buộc phải tiết kiệm, hạn chế ăn uống và phải nhờ đến sự trợ giúp của các trường đại học.
Kể từ tháng 5, Việt Nam đã trải qua làn sóng lây nhiễm lớn nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, mà các chuyên gia cho rằng do biến thể Delta. Là một phần của các quy định nhằm hạn chế số lượng các ca nhiễm, lệnh giới nghiêm đã có hiệu lực trong nhiều tuần ở thủ đô và các thành phố lớn khác, hầu như tất cả các cửa hàng đều đóng cửa. Cảnh sát đang thi hành những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc ra vào các thành phố.
Có một tin trên báo kể về câu chuyện của Trường Giang, 22 tuổi, sinh viên năm cuối của một trong những trường đại học gần trung tâm thành phố, đầu tiên là không dám về nhà vì sợ lây bệnh cho người nhà, sau đó thì không thể rời thủ đô vì xe buýt kết nối đã bị đình chỉ. Bây giờ lockdown đã được thực hiện ở quê của anh ấy, cha mẹ không thể gửi thực phẩm hỗ trợ cho anh ấy nữa. Vậy là anh chỉ quanh quẩn trong một căn hộ nhỏ và mỗi ngày ăn những gói mì ăn liền, những thứ đã trở thành món ăn thông thường của anh. Giang cho biết nhiều người bán hàng rong đã không thể đi bán hàng nên anh phải mua sắm ở siêu thị gần nhà, nơi giá cao hơn. Vì vậy, anh chọn cách ăn ít hơn trước. "Khi tôi rất đói, tôi nấu mì với ít thịt gà", tôi chỉ còn sáu gói mì, một ít thịt lợn băm và vài quả trứng.
Trần Thị Tường Vy, đang theo học khoa Kinh tế tại Đại học Mở Hà Nội, đã phải chuyển ra khỏi ký túc xá vì khu trường chuyển thành bệnh viện dã chiến. Là một phụ nữ từ miền Trung vừa trở lại Hà Nội vào tháng 5 để hoàn thành việc thực tập, nhưng sau một vài tuần, cô ấy đã bị buộc phải ngừng vì thành phố đưa ra những hạn chế.
- Tôi không thể tiếp tục thực tập được nữa, nhưng tôi vẫn phải ở lại đây, nấu ăn gì đó, thanh toán các hóa đơn. Tôi đã phải tiêu bằng tiền tiết kiệm của mình - cô ấy nói. Do phải trả cho căn phòng đang thuê nhiều tiền hơn so với ký túc xá, nên cô phải tìm kiếm một nơi rẻ hơn để sống và làm việc trực tuyến.
Những sinh viên mắc kẹt ở Hà Nội phàn nàn về giá thực phẩm đang tăng cao. Một cây rau bắp cải gần đây có giá 10.000 đồng (khoảng 1,7 zlotys), hôm nay phải trả gấp đôi. "Tôi chỉ đi chợ 5 ngày một lần và tôi vẫn lo lắng rằng mình sẽ không thể mua được những thứ cần thiết cho đến ngày tôi nhận được tiền lương", Trần Văn Quân, một người làm thiết kế đồ họa cho biết.
Nhiều trường đại học của thủ đô đã đưa ra các chương trình hỗ trợ cho sinh viên. Các giảng viên Đại học Mở Hà Nội và Đại học Công nghệ tổ đã chức chi viện thực phẩm cho sinh viên, gửi đồ trong túi và hộp vào khuôn viên trường, nơi đang đóng cửa. Các sản phẩm cơ bản là gạo và mì. Trường Đại học Mỏ Địa chất đóng tại thủ đô đã tặng hàng trăm kg gạo, đồng thời mua cho sinh viên sữa, dầu ăn, đồ hộp và rau củ quả.
Nhiều người thuê ký túc xá và căn hô giá rẻ, bị nhốt trong phòng, không chỉ than phiền vì đói mà còn rơi vào trạng thái trầm cảm. - Có thể đại dịch sẽ tiếp tục. Tôi chỉ muốn về quê thôi - Giang, 22 tuổi, nói với VnExpress. Việc đóng cửa ở Hà Nội dự kiến sẽ kéo dài ít nhất đến thứ Hai, nhưng có khả năng sẽ tiếp tục kéo dài.
Một kỷ lục khác về số ca nhiễm mới đã được thiết lập tại Việt Nam vào thứ 5 (19/08/2021) - hơn 10.600 trường hợp đã được ghi nhận. Điều này có nghĩa là hơn 310.000 người đã bị nhiễm bệnh trong cả nước kể từ đầu đại dịch. Theo số liệu chính thức, hơn 185.000 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại bệnh viện, và chiến dịch tiêm chủng tại Việt Nam diễn ra chậm nhất trong khu vực Đông Nam Á. Đến nay, chỉ có khoảng 1,5% dân số được tiêm chủng đầy đủ.
Bài của Lương Thái Linh (Xuân Nguyên lược dịch)
(Nguồn: https://www.polishnews.co.uk/coronavirus-in-vietnam-students-are-stuck-in-hanoi-due-to-lockdown-parents-find-it-harder-and-harder-to-support-their-children/)
Bình luận