2015-10-11 06:05:59

Bí mật lớn của nhà thơ Ba Lan, giải thưởng văn học Nobel – Czeslaw Milosz.

Czeslaw Milosz

 

35 năm về trước, ngày 9 tháng 10 năm 1980, Czeslaw Milosz được nhận giải thưởng Nobel về văn học. Qua nhiều năm tháng, có một câu chuyện liên quan đến nhà thơ này và một bài thơ mà người ta cho rằng do ông viết vào năm 1939 và được đăng trên tạp chí “Sao Đỏ” (Czerwony Sztandar) xuất bản tại Lwow. Tạp chí này được coi là cơ quan ngôn luận thân cận với chính quyền xô viết. Sau nhiều năm mới sáng tỏ là Milosz không phải là tác giả của bài thơ nặc danh mang tựa đề “Runa”. Bài thơ này vừa mang tính ngợi ca, vừa là sự phê phán đối với lãnh tụ xô viết Jozef Stalin. Tất cả phụ thuộc vào cách đọc, nếu đọc ngang thì là bài thơ ca ngợi, nếu đọc dọc thì nó mang tính phê phán và tác giả đã đánh lừa được nhà nước xô viết và bản thân Stalin. Tác giả còn nhận được giải thưởng đặc biệt mang tên Stalin. Milosz đã nhiều lần lên tiếng, rằng ông không phải là tác giả bài thơ đó, nhưng huyền thoại có cuộc sống riêng của nó. Thực chất, tác giả bài thơ là một người giáo viên của vùng Podkarpat, có tên là Zbigniew Turek, thời cộng sản nắm quyền là cộng tác viên của một số tờ báo trong nước. Thời CHND ông không dám nhận là tác giả bài thơ vì lo ngại chính quyền sẽ gây khó dễ cho bản thân. Cho đến khi CNCS bị sụp đổ, ông mới dám công bố mình là tác giả bài thơ đó thông qua tạp chí “Przekroj” xuất bản năm 1990. Ông thừa nhận đã dùng bút danh Adam Srezoga để đăng bài thơ trên tạp chí “Sao Đỏ” ở Lwow. Mặc dù 25 năm đã trôi qua kể từ ngày tác giả chính thức lên tiếng, nhưng vẫn còn nhiều người coi Czeslaw Milosz là tác giả của bài thơ. 


Nhị Hồng dịch

 Nguồn “Fakt.pl”, số ra ngày 09.10.2015 


Người dịch bài này cũng lấy làm tiếc là tờ “Fakt” không đăng lại bài “Runa” nên không thể chuyển đến cho bạn  đọc “Quê Việt” cả bản gốc lẫn bản dịch. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ quay lại đề tài này.

Sửa lần cuối 2015-10-11 04:11:09
  • Thanh Nguyen Thanh Nguyen Xin tác giả dịch và đây có phải bài này ko?: Zbigniew Turek "RUNĄ" Runą i w łunach spłoną pożarnych Krzyże kościołów, krzyże ofiarne… I w bezpowrotnym zgubi się szlaku Z ziemi lechickiej Orzeł Polaków… O jasne słońce wodzu Stalinie Niech sława Twoja nigdy nie zginie… Niech nas jak orły powiedzie z gniazda Pięcioramienna Sowietów gwiazda… Na ziemskim globie flagi czerwone - Będą we wichrach grały jak dzwony… Czerwona Armia i wódz jej Stalin - Odwiecznych wrogów na wieki obali. Zaćmij się rychło w wieczne godziny… Polsko, i Twoje córy i syny. Wiara i każdy krzyż na mogile - U stóp nam w prochu legnie i pyle. Wiersz, zgodnie z zamierzeniem autora ukazał się zwrotka obok zwrotki w schemacie: 1-3 2-4 Dlatego przeszedł przez sito cenzury, choć czytany poziomymi wierszami wygląda tak: Runą i w łunach spłoną pożarnych Na ziemskim globie flagi czerwone - Krzyże kościołów, krzyże ofiarne… Będą we wichrach grały jak dzwony… I w bezpowrotnym zgubi się szlaku Czerwona Armia i wódz jej Stalin - Z ziemi lechickiej Orzeł Polaków… Odwiecznych wrogów na wieki obali. O jasne słońce wodzu Stalinie Zaćmij się rychło w wieczne godziny… Niech sława Twoja nigdy nie zginie… Polsko, i Twoje córy i syny. Niech nas jak orły powiedzie z gniazda Wiara i każdy krzyż na mogile - Pięcioramienna Sowietów gwiazda… U stóp nam w prochu legnie i pyle. Autorstwo przez długi czas przypisywano Czesławowi Miłoszowi. Wiersz powstał w 1939 roku i został wydany we Lwowie w polskojęzycznym wydawanym przez zaborcę „Czerwonym Sztandarze”. Został nawet nagrodzony specjalną nagrodą Stalina. [b] 2015-10-11 18:07:13

Bình luận

Bình luận qua Facebook