2023-04-24 17:58:02

Chế độ ăn uống giúp hạ đường huyết

Theo thống kê, có khá nhiều những người trên 50 tuổi đã có những dấu hiệu tiền tiểu đường. Người từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị bệnh tiểu đường ngày càng cao. Đây là bệnh tiểu đường tuýt 2, do cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả như khi còn trẻ. Bệnh này cũng được gọi là bệnh tiểu đường của người cao tuổi.

Để giúp làm chậm quá trình phát triển bệnh hoặc ổn định lượng đường huyết trong máu khi đã mắc bệnh thì ngoài việc thường xuyên phải kiểm tra lượng đường trong máu (tốt nhất là 6 tháng một lần) thì việc ăn uống khoa học và điều độ là rất cần thiết.

Nhu cầu kiểm soát lượng đường trong máu có nghĩa là chúng ta phải chú ý đến những gì chúng ta ăn (bao nhiêu và vào thời điểm nào). Nói chung, không có một chế độ ăn kiêng chung cho các bệnh nhân tiểu đường (mỗi người đều có thể bị bệnh hơi khác nhau và phản ứng khác nhau với các thành phần trong thực phẩm). Tuy nhiên, khuyến nghị cho các bệnh nhân về thành phần bữa ăn về cơ bản là giống nhau: Tránh dư thừa carbohydrate đơn giản, thực phẩm giàu chất béo bão hòa hoặc đường. Nên ăn các thực phẩm nhiều chất xơ và ít chất béo, ăn nhiều lần trong ngày vào những thời điểm cố định và không ăn quá nhiều. Sắp xếp thời gian ăn khoảng 3-4 giờ một lần (thay vì chỉ ăn ba bữa chính trong ngày). Bữa cuối cùng trong ngày nên được ăn không muộn hơn ba tiếng trước khi đi ngủ. Phải cẩn thận với rượu, bia vì chúng có thể làm tăng mạnh lượng đường trong máu, đặc biệt là khi uống rượu, bia cùng với những sản phẩm có chứa đường đơn (ví dụ: nước ép trái cây hoặc cola).

Nên ăn gì để tránh tăng đột biến lượng đường trong máu?

Để có một chế độ ăn uống cân bằng cần có sự lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm chính. Các nhóm thực phẩm này là: Trái cây và rau quả, thực phẩm giàu tinh bột, thực phẩm protein (chẳng hạn như đậu, các loại đậu, lạc, trứng, thịt, cá và sữa), dầu và các chất béo khác. Nên ăn đủ chất đạm trong mỗi bữa ăn vì điều này giúp ổn định lượng đường trong máu. Để giúp bạn lên kế hoạch cho các bữa ăn nhằm kiểm soát đường huyết, chúng tôi đề xuất sử dụng các công cụ do các chuyên gia của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA). Một trong số đó là đếm carbohydrate (kiểm tra lượng carbohydrate tiêu thụ và đặt giới hạn cho mỗi bữa ăn), theo cách đơn giản nhất là phương pháp đĩa.

- Đầu tiên, bạn cần một chiếc đĩa không quá lớn. Kích thước đĩa ăn thường quyết định khẩu phần ăn, vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên dùng đĩa có đường kính khoảng 22 cm. Tiếp theo, hãy tưởng tượng đĩa của bạn được chia thành ba phần: Một nửa đĩa của bạn là rau không chứa tinh bột, một phần tư đĩa là thực phẩm protein ít béo và một phần tư của đĩa là thực phẩm chứa carbohydrate.

·         Ví dụ về các loại rau không chứa tinh bột: Măng tây, súp lơ xanh, súp lơ, bắp cải, cà rốt, cây cần tây, dưa chuột, cà tím, cải xoăn, củ cải, quả đậu, ớt ngọt, rau diếp, rau szpinak, rau rukola, cukinia, ngô (dynia), cà chua hoặc hỗn hợp salad của các loại rau và hạt.

·         Nguồn đạm: Gà, gà tây và trứng. Các loại cá như cá hồi, cá tuyết (dorsz), cá ngừ (tuńczyk), cá rô phi (tilapia), cá kiếm (miecznik). Các loại động vật có vỏ như tôm, sò điệp, nghêu, tôm hùm. Các loại  thịt như thịt bò nạc, thịt lợn vai, thịt thăn. Các loại phô mai.

·         Nguồn đạm thực vật: Đậu, đậu lăng, hummus, falafel, các loại hạt (orzechy), lạc và đậu phụ.

·         Ví dụ về các sản phẩm có chứa carbohydrate: Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch (bột yến mạch), Ngô, bỏng ngô và những sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt (bánh mì, mì ống (makaron)). Các loại rau có tinh bột như bí ngô, đậu xanh, khoai tây, khoai lang, các loại trái cây tươi và khô. Các sản phẩm từ sữa như sữa 2%, sữa chua và các sản phẩm thay thế sữa (ví dụ: sữa đậu nành).

 

Nên hạn chế ăn uống những gì?

Thực phẩm tạo lượng đường trong máu tăng nhanh bao gồm:

-       Bánh mì trắng, gạo trắng và mì ống bột mì trắng,

-       Dầu ăn (chưng cất),

-       sữa chua có hương vị (tức là có thêm đường và màu nhân tạo),

-       Ngũ cốc để ăn sáng được làm ngọt, qua chế biến,

-       Mật ong, sáp ong và các loại si-rô,

-       Khoai tây chiên, các loại thực phẩm chiên giòn khác và các món ăn vặt làm sẵn khác,

-       Nước ép trái cây có thêm chất làm ngọt, đồ uống có ga ngọt (cola, v.v.),

-       Các loại bánh ngọt, bánh quy với kem béo và ngọt, v.v.

Xuân Nguyên (Sưu tầm - Nguồn:diabetesfoodhub.org)

Sửa lần cuối 2023-04-24 15:58:02

Bình luận

Bình luận qua Facebook