Ông T là một cố vấn cấp cao của công ty tư vấn Cubik Partners ở Paris. Ông được công ty tuyển vào làm việc từ tháng 2 năm 2011 và được thăng chức giám đốc vào tháng 2 năm 2014. Vào tháng 3 năm 2015, ông bị sa thải với lí do "năng lực kém", mà cụ thể là vì ông luôn từ chối tuân thủ các hoạt động "vui vẻ" của công ty, bao gồm các sự kiện xã hội bắt buộc thường xuyên như "tiệc rượu”, “gặp gỡ giao lưu với các đồng nghiệp”. Cubik Partners cũng kết tội ông T rất khó hợp tác trong công việc và là một người không biết lắng nghe người khác.
Ông T đã phát đơn kiện công ty Cubik Partners vì những cáo buộc sai trái. Ông cho rằng ông không thích tham gia các tiệc rượu “vui vẻ” của công ty là vì các buổi “Tiệc rượu” bao giờ cũng dẫn đến tình trạng say xỉn của nhiều người, làm cho họ mất kiểm soát và dẫn đến nhiều tình trạng kích động thái quá khác nhau. Ông gọi các hoạt động “Gặp gỡ giao lưu” là nhăng nhít vì các nhân viên của công ty chỉ lợi dụng những hoạt động này để khêu gợi tình dục, thậm chí để được ngủ chung giường với các bạn khác giới sau khi uống rượu say sưa.
Tòa án – cơ quan cao nhất trong hệ thống pháp luật của Pháp đã ra phán quyết rằng công ty Cubik Partners sa thải nhân viên của họ vì lí do họ không thích "vui vẻ" là sai và trái với pháp luật quy định. Tòa cũng cho rằng, “những giá trị vui vẻ” của công ty Cubik Partners đưa ra là “xâm phạm và làm nhục” nhân viên khi họ không chấp nhận uống rượu tại nơi làm việc hoặc sau giờ làm việc, cũng như khi họ không chấp nhận những sinh hoạt tập thể mang tính chất khêu gợi tình dục.
Trong phiên xử vào ngày 9 tháng 11, Tòa án phán quyết rằng ông T đang thực hiện "quyền tự do ngôn luận" của mình và từ chối tham gia các hoạt động xã hội của công ty chỉ là thực hiện "quyền tự do cá nhân" và không thể là lý do để ông bị sa thải.
Tòa án đã yêu cầu Cubik Partners phải trả cho ông T 3.000 euro và sẽ xem xét yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông T ở giai đoạn sau. (Trước đó, công ty này đã bị Tòa phúc thẩm Paris yêu cầu bồi thường thiệt hại 461.406 euro (khoảng 479.000 USD) cho ông T vào năm 2021, nhưng phán quyết gần đây của Tòa giám đốc thẩm đã đảo ngược một phần phán quyết này).
Đây không phải là lần đầu tiên văn hóa uống rượu của một công ty bị soi dưới kính hiển vi trong các thủ tục tố tụng tại tòa án. Một số sự cố gần đây đã làm nổi bật sự thâm nhập của rượu trong văn hóa làm việc của giới văn phòng, ngay cả sau khi phong trào #MeToo làm nổi bật các hành vi sai trái tại nơi làm việc trên toàn cầu. Một số công ty đã cử “người đi kèm rượu” tại các sự kiện của công ty với hy vọng tránh được những phê phán.
Michael Brockie - một kiểm toán viên tại PricewaterhouseCoopers ở Anh đã kiện công ty về những tổn thương nghiêm trọng mà anh ta bị sau một sự kiên của công ty có uống rượu. Sau khi tham gia sự kiện của công ty Michael Brockie đã bị ngã xuống đường, hôn mê và sau đó bị cắt bỏ một phần hộp sọ.
Vào tháng 3, Công ty bảo hiểm Lloyd's of London đã phạt công ty thành viên Atrium Underwriters số tiền kỷ lục 1 triệu bảng Anh (khoảng 1,2 triệu đô la) vì "những tác hại nghiêm trọng", trong đó có việc tổ chức "đêm đi chơi của các chàng trai" (boys’ night out), với sự tham gia của các nhân viên và hai giám đốc điều hành cấp cao. Các trò chơi của công ty này đươc cho là không phù hợp và uống rượu nhiều, đồng thời đưa ra các bình luận khiêu dâm về các đồng nghiệp nữ.
Xuân Nguyên
(Nguồn: https://www.businessinsider.com/man-won-legal-right-not-be-fun-at-work-alcoholism-2022-11)
Bình luận