Các chuyên gia từ Đại học Edinburgh (Scotland) đã tìm ra một phương pháp tái chế chai nhựa nhờ hỗn hợp vi khuẩn. Kết quả là họ đã tạo ra vanillin - một trong những thành phần tạo mùi thơm của vani và là một chất được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm và dược phẩm. Điều này có thể mang lại lợi ích không chỉ cho môi trường, mà còn cho nền kinh tế.
Sau một lần sử dụng, các vật dụng bằng nhựa thường trở nên khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường. Trong một nỗ lực để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã đột biến các enzym phân hủy polyme polyethylene terephthalate ( chất được sử dụng trong sản xuất chai nước giải khát bằng nhựa). Quá trình phân hủy polyme đã tạo ra axit terephthalic (TA), từ đó các nhà nghiên cứu đã chuyển hóa thành vanillin.
Các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh đã biến đổi chai nhựa thành hương vani bằng cách sử dụng vi khuẩn biến đổi gen. Kết quả của cuộc thử nghiệm đã được "The Guardian" công bố vào thứ 3 (15/06/2021). Họ thu được vanillin bằng cách đun nóng nước có vi khuẩn đến 37 độ C trong một ngày - tức là trong điều kiện nấu bia. Kết quả là, 79 phần trăm TA đã được chuyển đổi thành một chất hữu ích. Các nhà nghiên cứu dự định sẽ cải tiến thêm vi khuẩn và mở rộng quy trình để có thể xử lý lượng nhựa lớn hơn. Họ cũng muốn tạo ra các chất dựa trên TA khác.
Joanna Sandler đến từ Đại học Edinburgh, người đứng đầu dự án nghiên cứu, cho biết: “Lần đầu tiên, sinh học đã được sử dụng để biến chất thải nhựa thành một hóa chất có giá trị công nghiệp với những tác động kinh tế rất thú vị. Cho đến nay, 85% vanillin được tổng hợp từ các hóa chất có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ).
Khoảng một triệu chai nhựa được bán mỗi phút trên khắp thế giới và chỉ 14% trong số đó được tái chế, nhưng chỉ được sản xuất thành sợi mờ đục được sử dụng trong quần áo hoặc thảm.
Xuân Nguyên
(Nguồn: https://tvn24.pl/tvnmeteo/informacje-pogoda/nauka,2191/naukowcy-z-edynburga-zmienili-plastikowe-butelki-w-aromat-waniliowy,340330,1,0.html?p=meteo)
Bình luận