Tuần báo Saint Petersburg Panorama số báo xuất bản năm 1834 có ghi lại, bà Valentina Vassilyev, vợ của một nông dân sống tại huyện Shuya, tỉnh Ivanovo, CHLB Nga đã trở thành người phụ nữ có số con nhiều nhất thế giới. Từ năm 1725 - 1765, bà Vassilyev đã trải qua tổng cộng 27 lần vượt cạn, trong đó có 16 cặp sinh đôi, 7 ca sinh ba và 4 ca sinh tư, tổng cộng là 69 đứa con.
Người phụ nữ nông dân “mắn đẻ” nhất thế giới
Người phụ nữ được mệnh danh "tử cung thép" này đã khiến y học phải bàng hoàng vì tất cả các lần sinh, bà đều đẻ bình thường do hoàn cảnh gia đình không khá giả, cộng với điều kiện y tế thời bấy giờ chưa phát triển.
Theo tính toán sơ bộ, bà Vassilyev mang thai 16 cặp song sinh, mỗi lần 37 tuần; bảy lần sinh 3 mỗi lần 32 tuần; bốn lần sinh tư mỗi lần 30 tuần. Như vậy, tổng thời gian mang thai đã là 18 năm. Nếu bà Vassilyev cho con bú sữa mẹ thì cơ thể sẽ không thể rụng trứng kịp. Chưa kể, càng lớn tuổi, khả năng đậu thai của phụ nữ sẽ càng giảm đi.
Về lý thuyết, chuyện sinh con này hoàn toàn có thể, nhưng thực tế lại là một vấn đề khác. Có giả thuyết cho rằng bà Vassilyev đã ăn một loại thực phẩm bí mật để tăng khả năng thụ thai.
Một số người khác thì lại đồn đoán, ông Feodor Vassilyev (1707 - 1782), chồng bà Vassilyev có khả năng tình dục đặc biệt và lượng tinh trùng nhiều, khoẻ, chất lượng cao. Ông là một người đàn ông trăng hoa, thường xuyên cặp kè với nhân tình. Không chỉ làm bà Vassilyev 27 lần mang bầu với 69 đứa con, ông còn khiến người vợ thứ hai của mình đẻ thêm 18 đứa con nữa.
(Những bức ảnh
hiếm hoi về các con của bà Vassilyev)
Những nghi vấn khó giải đáp của các nhà khoa học
Về mặt lý thuyết, Valentina có khả năng mang bầu và sinh nở được số người con đông đảo như vậy. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều yếu tố cần được tính đến, khiến cho các nhà khoa học tranh cãi rất lâu và đặt ra nhiều nghi vấn.
· Thứ nhất: Lịch sử y học đã ghi nhận trường hợp được gọi là “rụng trứng nhiều lần”, tức là người phụ nữ sẽ rụng nhiều hơn 1 quả trứng mỗi chu kỳ kinh. Điều này không quá phổ biến trên thế giới (chỉ có khoảng 5%-10% trong các chu kỳ kinh). Nếu câu chuyện của Valentina là thật thì bà là trường hợp “có một không hai” khi hầu hết các lần rụng trứng đều nhiều hơn 1 quả.
Hơn nữa, Valentina hẳn rất may mắn khi tránh được rủi ro của hội chứng “biến mất thai đôi” (vanishing twin syndrome). Hiện tượng này xảy ra khi một trong hai đứa trẻ sinh đôi bị hấp thụ bởi nhau thai hay do người anh em còn lại hoặc có thể do chính cơ thể người mẹ. Hội chứng này khá phổ biến ở những trường hợp đa thai và có tỷ lệ khoảng 21%-30%.
· Thứ hai: Mang thai và chuyển dạ là điều khó khăn đối với cơ thể phụ nữ, bởi vậy mới có câu nói “cửa sinh là cửa tử”. Khi thời gian 2 lần mang thai cách nhau chưa đầy 18 tháng, nguy cơ biến chứng cho mẹ và bé sẽ rất cao. Cơ thể của một người phụ nữ không có đủ thời gian để phục hồi và nghỉ ngơi.
· Thứ ba: Ngay cả với y học hiện đại như ngày nay thì việc các trường hợp mang thai đôi, mang thai ba,… có thể sống sót là khá khó khăn. Trong khi đó, hoàn cảnh y tế nghèo nàn như ở vùng nông thôn Nga thế kỷ 18 thì rủi ro càng dễ xảy ra. Hơn nữa, bà Valentina là một nông dân luôn cần phải làm việc và chăm sóc rất nhiều con cái. Vậy mà chỉ 2 trong số 69 người con của bà tử vong khi còn nhỏ.
Dù nghe vô lý nhưng có bằng chứng xác thực
Rất nhiều nhà khoa học vẫn không tin câu chuyện này có tồn tại, nhưng thực tế lịch sử lại khiến họ phải thất vọng.
Một bản danh sách do tu viện Nikolskiy gửi đến Moscow vào tháng 2/1782 đã chứng minh Feodor Vassilyev - chồng của Valentina - có đến 82 người con được xác nhận còn sống sau khi trải qua 2 cuộc hôn nhân. Người vợ thứ hai của ông cũng đã có 18 người con: trong đó có 6 cặp sinh đôi, 3 cặp sinh ba. Danh sách này được công bố năm 1834 trên tờ Saint-Petersburg Panorama.
Năm 1783, tạp chí Gentleman cũng có một bài viết nói về trường hợp của Vassilyeva. Trong đó, tác giả cho rằng nguyên nhân có thể do cả 2 vợ chồng, hoặc do người vợ nhưng có lẽ trong trường hợp này thì do người chồng nhiều hơn, vì những ca sinh đôi - sinh ba lại lặp ở trường hợp của người vợ kế.
Một bài viết khác trên tạp chí The Lancet cũng tuyên bố rằng Viện Hàn lâm Khoa học Pháp đã cố gắng tìm hiểu vụ việc và họ cho biết đã tìm được Vassilyevs sống ở Moscow, gia đình ông nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ.
(Theo khoahoc.tv)
Nguồn: https://khoahoc.tv/ba-me-bi-an-menh-danh-tu-cung-thep-voi-69-con-nho-kha-nang-dac-biet-cua-chong-77119
Bình luận